Top 10 Cách Để Có Một Trái Tim Khỏe Mạnh
Sự thật hiển nhiên mà ai trong chúng ta đều biết rất rõ đó là Trái tim chính là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Nó cung cấp dưỡng chất và oxy để nuôi dưỡng những cơ quan còn lại, đồng thời đưa chất thải tới gan, thận để xử lý.
Theo số liệu của Viện tim mạch, 1-2% dân số thế giới mắc bệnh suy tim, ước tính vào khoảng 26 triệu người. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% trường hợp tử vong, gấp 20 lần số tử vong do ung thư và gấp 10 lần số tử vong vì tai nạn giao thông.
Đó là lí do mà bài viết này Topnlist muốn chia sẻ cho bạn những cách hữu ích nhất để sở hữu một trái tim luôn khoẻ mạnh.
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Bảo vệ sức khoẻ cũng như tuổi thọ cho trái tim thông qua thói quen ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết.
Giữa chợ thực phẩm đa dạng với đủ các nguồn gốc xuất xứ ngày nay, thì việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho trái tim vừa dễ dàng cũng là thách thức không nhỏ. Tránh nạp quá nhiều Kali và natri vào cơ thể vì chúng là những nguyên nhân chính làm tăng huyết áp và đột quỵ tim.
Nên thay thế và bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhiều rau xanh và trái cây. Đây là những thực phẩm ít calo, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, rau củ còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và hỗ trợ cho việc giảm cân hiệu quả.
+ Nấm Linh Chi Rừng Và Toàn Bộ Thông Tin Cần Biết
2. Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể dục thể thao là một trong “chìa khoá” giúp chúng ta có được trái tim khoẻ mạnh.
Theo Harvard Health Letter, tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể chống lại bệnh cao huyết áp, đau tim, đột quỵ và các bệnh mãn tính.
Sau khi phân tích 33 nghiên cứu, người ta thấy rằng những người tham gia luyện tập thể lực mức độ trung bình 150 phút tuần đã giảm 14% nguy cơ bệnh tim mạch, còn những người luyện tập 300 phút tuần giảm 20%, khi so sánh với những người không luyện tập gì cả.
Với những người luyện tập hơn 300 phút/tuần thì thậm chí chỉ giảm nguy cơ tim mạch dưới 20%, trong khi những người có luyện tập thể lực (nhưng ít hơn 150 phút/tuần) thì vẫn có thể giảm được nguy cơ tim mạch đáng kể hơn những người không luyện tập gì cả. Những kết quả trên cho thấy tất cả mọi loại luyện tập thể lực đều giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ bệnh tim.
Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và lời khuyên từ bác sĩ mà bạn có thể lên kế hoạch vận động sao cho phù hợp nhất.
3. Duy trì cân nặng hợp lý
Việc giữ ổn định cân nặng không chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh mà còn trực tiếp giảm áp lực cho tim, để trái tim hoạt động khỏe mạnh và lâu dài hơn.
Béo phì và thừa cân dẫn đến nguy cơ làm rối loạn lipid máu, khiến tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Đó là nguy cơ rất lớn gây hẹp các mạch máu, là nguyên nhân của nhồi máu cơ tim, tắc mạch não, mạch tạng, mạch chi.
GS.TS Đỗ Doãn Lợi cũng chỉ ra rằng “Huyết áp ở những người béo phì rất dễ tăng và chính huyết áp lại là nguy cơ lớn gây ra các bệnh tim mạch. Ngoài ra, cân nặng dư thừa làm tăng cholesterol dẫn đến hẹp mạch vành, cản trở lượng máu vận chuyển đến nuôi tim, gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm. Suy tim là hậu quả hầu như tất yếu của các bệnh tim mạch và có tỉ lệ tử vong rất cao.
+ Top 05 Lợi Ích Của Nhảy Hiện Đại Đối Với Sức Khỏe Con Người
4. Khám sức khoẻ định kì
Những thao tác, xét nghiệm hay kiểm tra…trong mỗi lần khám sức khoẻ định kỳ sẽ cho bạn biết chỉ số huyết áp có ổn định hay không? Hàm lượng Cholesterol, hàm lượng đường trong máu, chỉ số khối cơ thể BMI, tỷ lệ mỡ cơ thể…tất cả đều giúp xác định tình trạng sức khoẻ hiện tại.
Nếu có nhiều dấu hiệu thể hiện nguy cơ tim mạch, bạn cần phải nhanh chóng sắp xếp lại cuộc sống, khẩu phần dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp để cải thiện sức khoẻ của mình.
5. Ngủ ngon và đủ giấc
Ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày là một trong những cách giúp trái tim khoẻ mạnh. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế chứng minh những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm có nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người ngủ 7-8h mỗi ngày.
Ngủ đủ giấc giúp điều hoà hoạt động của Insulin, không làm tăng lượng đường trong máu.
Khi lượng đường quá cao, các tế bào bị bão hòa với glycogen, đường bắt đầu tích lũy trong máu và dẫn đến lượng đường trong máu cao. Insulin không còn có thể thực hiện vai trò của nó, dẫn đến bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, các mạch máu sẽ mất tính linh hoạt, trở nên cứng hơn và dẫn đến bệnh tim mạch.
Mệt mỏi cũng là một triệu chứng của bệnh tim ở phụ nữ nhưng thường bị bỏ qua. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thậm chí người uể oải cả sau khi ngủ dậy thì hãy đi khám bệnh sớm.
6. Nghe nhạc
Không thể phủ nhận sức cuốn hút trong giai điệu của những bản nhạc, và theo một nghiên cứu mới được công bố tại Hội nghị Tim Mạch Châu Âu diễn ra thường niên tại Amsterdam – Hà Lan: “Những giai điệu âm nhạc mà bạn yêu thích cũng giúp bạn có một trái tim khoẻ mạnh, và giúp phục hồi nhanh các bệnh về tim mạch.
Sự kết hợp giữa nghe nhạc và luyện tập thể dục là biện pháp rất tốt giúp cải thiện chức năng tim mạch, tăng khả năng chịu đựng và đồng thời cũng là phương pháp bổ trợ khá tốt cho bệnh nhân mắc động mạch vành.
Khi chúng ta nghe nhạc, Endorphins – loại thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể sẽ được tiết ra từ não bộ và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.Vì vậy, đừng nên bỏ qua cách làm đơn giản này nhé!
7. Cười thật nhiều
Dân gian xưa thường có câu “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng điều đó hoàn toàn chính xác.
Các chuyên gia tim mạch tại Đại học Y Maryla kết luận: nụ cười là liều thuốc tốt cho các bệnh nhân tim mạch, giúp chống lại các cơn đau tim. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, những người bị bệnh tim cười ít hơn khoảng 40% trong nhiều tình huống so với những người cùng tuổi không có bệnh tim.
Do vậy, hãy cười thật nhiều để có một trái tim luôn khoẻ mạnh. Cười cũng được xem giúp cải thiện mạch máu, tăng lượng hormone lên não, giúp cải thiện tinh thần, đồng thời đẩy lùi cơn đau hoặc lo lắng.
8. Tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu quá mức
Việc căng thẳng, lo âu có thể khiến tim đập nhanh hơn bình thường, làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và thậm chí là bệnh tim.
Theo một nghiên cứu công bố trên tờ International Journal of Psychiatry năm 2011, các rối loạn lo âu có thể dẫn tới phát triển bệnh tim mạch vành. Những người bị rối loạn stress sau chấn thương dễ bị bệnh tim mạch vành hơn.
Để cải thiện điều này, gợi ý nhỏ cho bạn là tập hít sâu, thở chậm khoảng 15 – 30 phút vào mỗi buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ. Đó là cách làm giảm căng thẳng lo âu và giải pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất giúp “trấn an” hệ thần kinh thực vật khỏi sự rối loạn.
Ngoài ra, một khóa tập yoga hoặc thiền để cải thiện tâm trạng và sức khỏe cũng là sự lựa chọn không tồi đâu nhé.
9. Tránh xa khói thuốc:
Chuyên gia tim mạch đã phân tích rằng Thuốc lá làm tăng nồng độ chất carbon monoxide (một chất có nhiều trong thuốc lá), làm tổn thương sự toàn vẹn mềm dẻo của lòng mạch tạo điều kiện cho hình thành nhanh mảng xơ vữa.
Hút thuốc làm giảm chất HDL-cholesterol (một chất cholesterol có lợi) và làm tăng nồng độ LDL-cholesterol (chất có hại) và tăng triglyceride (mỡ máu) gây tăng tình trạng vữa xơ động mạch. Thêm vào đó, hút thuốc cũng làm tăng khả năng đông máu dễ hình thành cục máu đông trên cơ sở mảng xơ vữa. Hệ quả là gây nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch não.
Hút thuốc còn làm cho lớp tế bào nội mô (lớp tế bào lát trong thành mạch) bị tổn thương, mất tính trơn nhẵn đàn hồi, dễ dàng hình thành mảng xơ vữa dưới lớp nội mạc”
Những người hút thuốc thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 lần so với những người không hút thuốc.
10. Hạn chế uống rượu, bia.
Theo như bác sĩ Beckerman, uống nhiều hơn một hoặc hai lần mỗi ngày có thể dẫn đến các vấn đề về tim, bao gồm khiến cho triệu chứng huyết áp cao hoặc rung nhĩ (một loại rối loại nhịp tim thường gặp) trở nên xấu hơn.
Các chất kích thích có trong bia, rượu có thể làm rối loạn tín hiệu điện tim. Rối loạn này ban đầu sẽ là tạm thời và hồi phục nhanh, nhưng nếu uống thường xuyên, nó có thể trở thành rối loạn vĩnh viễn. Và theo thời gian sẽ làm hỏng trái tim của bạn.
Chính vì vậy, việc tránh xa rượu bia hay đồ uống có cồn là hoàn toàn cần thiết. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các thức uống tốt cho tim mạch như: nước ép ổi, củ cải đường, cần tây, hay nam việt quất…
Vì trái tim có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nên luôn cần được chăm sóc và bảo vệ một cách đặc biệt. Vậy nên Topnlist hi vọng thông qua bài viết này, các bạn hãy chú ý hơn và thực hiện một cách nghiêm túc để có một trái tim thật khoẻ nhé!
Xem Thêm Các Bài Viết Về Sức Khỏe Khác:
Top 7 Sai Lầm Bạn Thường Mắc Phải Khi Uống Nước Cam
Top Những Công Dụng Của Gừng Đối Với Da Và Sức Khỏe
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Sức Khỏe Giàu Vitamin
Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013
Bác sĩ Võ Thị Hồng Ngọc là một bác sĩ y học cổ truyền có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Bà tốt nghiệp trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (UMP) với chuyên ngành Bác sĩ Y Học Cổ Truyền.
Bác sĩ Ngọc là một người đam mê nghiên cứu lĩnh vực đông y, sức khỏe, cây thuốc, thuốc bắc, thảo dược, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, và cơ xương khớp. Bà có kiến thức sâu rộng về các phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền, bao gồm châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, sử dụng thuốc bắc,… Bà cũng am hiểu về các loại cây thuốc, thuốc bắc, và thảo dược có tác dụng chữa bệnh.
Bài viết rất bổ ích, vì bố mẹ mình và cả mình nữa cũng cần kiến thức từ bài viết này, cảm ơn bạn nhé