Top 4 Loại Nồi Cơm Điện Phổ Biến Trên Thị Trường Và Cách Phân Biệt
Hiện nay trên thị trường có 4 loại nồi cơm điện phổ biến được nhiều người tiêu dùng tin chọn bao gồm: nồi cơm điện nắp gài, nồi cơm điện nắp rời, nồi cơm điện điện tử, nồi cơm điện cao tần. Nhiều người phải băn khoăn khi không biết phải lựa chọn loài nào mới tốt và phù hợp với điều kiện của mình nhất đây. Vậy làm sao để phân biệt các loại nồi trên? Hãy cùng topnlist tìm hiểu rõ hơn về 4 loại nồi cơm điện trên đây với bài viết dưới đây nhé.
Nồi cơm điện nắp gài
Nồi cơm điện nắp gài là loại nồi cơm có phần nắp gắn liền với phần thân nồi, có mấu khóa để giữ cho phần nắp không bị rớt ra và để hạn chế nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh, giúp giữ ấm cơm lâu hơn.
Cơ chế hoạt động: Đun nóng bằng mâm nhiệt, dùng rờ le để tự động ngắt điện khi đến nhiệt độ nhất định. Nồi chuyển sang chế độ hâm nóng.
- Công suất: 500 W – 800 W.
- Thời gian nấu cơm: 25 – 30 phút.
- Thời gian giữ ấm cơm: Khoảng 1 – 2 tiếng khi không cắm điện. Khoảng 6 tiếng khi cắm điện nếu quá lâu cơm sẽ bị khô.
- Số lượng mâm nhiệt: 1 – 3 mâm nhiệt (đáy nồi – thân nồi – nắp nồi) tùy từng sản phẩm.
- Cấu tạo chất liệu lòng nồi: Hợp kim nhôm, đa số nồi có chống dính.
- Công nghệ: Phần lớn không có. Một số loại cao cấp có sử dụng công nghệ nẫu Fuzzy logic.
- Bảng điều khiển: Cơ. Nút nhấn hoặc gạt với 2 chế độ nấu và hâm nóng.
- Tiện ích: Thường có xửng hấp đi kèm, một số sản phẩm có hẹn giờ. Một số nồi có hỗ trợ van thoát hơi .
- Giá thành: Dao động từ 300.000 – 3.000 000đ.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Nồi cơm điện nắp rời
Nồi cơm điện nắp rời là loại nồi có thiết kế phần nắp và phần thân nồi tách biệt với nhau, dễ dàng tháo gỡ như vung nồi bình thường. Nắp nồi cơm điện nắp rời thường làm bằng inox hoặc kính.
Cơ chế hoạt động: Đun nóng bằng mâm nhiệt, dùng rơ le để tự động ngắt điện khi đến nhiệt độ nhất định. Nồi chuyển sang chế độ hâm nóng.
- Công suất: 400 – 800W.
- Thời gian nấu cơm: 20 – 25 phút.
- Thời gian giữ ấm cơm: Khoảng 1 tiếng khi không cắm điện.
- Khoảng 4 – 6 tiếng khi có cắm điện liên tục, làm cơm bị khô.
- Số lượng mâm nhiệt: 1 mâm.
- Cấu tạo chất liệu lòng nồi: Hợp kim nhôm, thường không chống dính.
- Bảng điều khiển: Cơ. Nút nhấn hoặc gạt với 2 chế độ nấu và hâm nóng.
- Tiện ích: Một số rất ít nồi có xửng hấp đi kèm.
- Giá thành: Dao động từ 200.00 – 1.000.000đ.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Nồi cơm điện tử
Nồi cơm điện tử là loại nồi cơm điện khá phổ biến hiện nay được trang bị một chip điện tử có cài sẵn các chương trình nấu, có khả năng điều chỉnh thời gian và nhiệt độ nấu thích hợp. Khi hết thời gian nấu, nồi cơm điện tử tự động chuyển sang chế độ hâm và giữ ấm thức ăn.
Cơ chế hoạt động: Đun nóng bằng mâm nhiệt, dùng các vi mạch điện tử để điều khiển nhiệt độ, thời gian nấu với các chế độ nấu được cài đặt tự động.
- Công suất: 600 – 1.300 W.
- Thời gian nấu cơm:35 – 50 phút.
- Thời gian giữ ấm cơm: Khoảng 3 – 4 tiếng khi không cắm điện.
- Khoảng 6 – 12 tiếng khi cắm điện liên tục mà không làm khô cơm.
- Số lượng mâm nhiệt: phần lớn là 3 mâm.
- Cấu tạo chất liệu lòng nồi: Hợp kim nhôm dày 2 – 3mm. Phủ nhiều chất liệu chống dính có độ bền cao.
- Công nghệ: Công nghệ làm nóng đa chiều 3D, công nghệ nấu Fuzzy logic, công nghệ Invete điều chỉnh nhiệt độ nấu theo giai đoạn.
- Bảng điều khiển: Nút nhấn điện từ hoặc cảm ứng, có màm hình led hiển thị ,đa chức năng nấu.
- Sử dụng hướng dẫn tiếng Việt hoặc Anh hoặc song ngữ.
- Tiện ích: Có van thoát hơi thông minh, có hẹn giờ nấu, đa chức năng nấu từ nấu cơm, nấu cháo, hầm ,hấp, làm bánh,..
- Giá thành: Dao động từ 1.000.000 – 4.000 000đ . Một số nồi cao cấp có giá lên tới 7 – 8.000 000 đ.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Nồi cơm điện cao tần
Nồi cơm điện cao tần là sản phẩm nồi cơm điện được ưa chuộng tại Nhật Bản, tuy nhiên ở Việt Nam thì còn khá mới. Đây là loại nồi cơm ứng dụng công nghệ mới nhất, làm chín cơm, thức ăn bằng cách ứng dụng công nghệ tăng nhiệt – Induction Heating (IH). Nồi cơm điện cao tần sử dụng công nghệ đốt nóng trong để nấu, làm nóng nồi trực tiếp chứ không thông qua mâm nhiệt.
- Cơ chế hoạt động: Sử dụng cảm ứng từ làm nóng trực tiếp lên lòng nồi hợp kim có tính nhiễm từ.
- Công suất: 1000W – 1400W.
- Thời gian nấu cơm: 40 – 60 phút.
- Thời gian giữ ấm cơm: Khoảng 4 – 5 tiếng khi không cắm điện. Khoảng 12 – 24 tiếng khi cắm điện liên tục và vẫn giữ nguyên chất lượng hạt cơm, không làm khô cháy, đổi vị.
- Số lượng mâm nhiệt: không có.
- Cấu tạo chất liệu lòng nồi: Lòng nồi hợp kim 6 – 7 lớp dày 2 – 4mm.
- Phủ nhiều lớp chống dính có độ bền cao. Có khả năng nhiễm từ.
- Công nghệ: Công nghệ nấu cao tần chính xác nhiệt độ nấu, sử dụng cảm ứng từ làm nóng trực tiếp cho cơm chín đều tơi xốp.
- Bảng điều khiển: Nút nhấn điện tử có màn hình hiển thị, đa chức năng nấu.
- Sử dụng tiếng nước ngoài có thể là tiếng Anh ,Nhật, Trung Quốc.
- Tiện ích: Van thoát hơi thông minh, hẹn giờ nấu, đa chức năng nấu, nấu cơm ngon.
- Giá thành: Từ 2.000.000 – 20.000.000đ
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Với những thông tin về cách phân biệt 4 loại nồi cơm điện phổ biến trên thị trường trên đây chắc chắn sẽ là tài liệu hữu ích cho những ai đang có ý định mua nồi cơm điện đấy. Hãy đọc kỹ các thông tin trên để tìm được loại nồi cơm phù hợp với điều kiện gia đình mình nhé.
Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013

Vĩnh Nguyễn là cựu sinh viên trường Đại Học Quy Nhơn, chuyên ngành Văn Học – Chuyên chia sẻ thông tin về các lĩnh vực: Công Nghệ, Sức Khỏe, Làm Đẹp, Ẩm Thực, Văn Hóa, Thể Thao, Thời Sự,… Cùng theo dõi Vĩnh với các bài viết mới nhất nhé!