Khí vị của thuốc Y học cổ truyền: Tứ Khí – Ngũ Vị

Y học cổ truyền, còn được gọi là Đông y, là một hệ thống y học lâu đời có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đông y dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương và ngũ hành, coi cơ thể con người là một chỉnh thể thống nhất. Vậy “Tứ khí” và “Ngũ vị” có nghĩa là gì? Tứ khí gồm “Ấm, Nóng, Mát, Lạnh” có thể gọi là dược tính. Ngũ vị gồm “Cay, Đắng, Mặn, Ngọt, Chua”.

Khí vị của thuốc Y học cổ truyền: Tứ Khí - Ngũ Vị

Khí vị của thuốc Y học cổ truyền: Tứ Khí – Ngũ Vị

Trong Đông y, Tứ Khí gồm phong, hàn, thử, thấp là bốn yếu tố ngoại tà có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Ngũ Vị gồm chua, đắng, ngọt, cay, mặn là năm vị cơ bản của thức ăn, có tác dụng điều hòa tạng phủ, khí huyết và cân bằng âm dương trong cơ thể.

Sự tương tác giữa Tứ Khí và Ngũ Vị đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Ví dụ, vị chua có tính se, giúp cố sáp, có thể dùng để điều trị các chứng bệnh như tiêu chảy, ra mồ hôi trộm. Vị đắng có tính thanh nhiệt, giúp giải độc, có thể dùng để điều trị các chứng bệnh như mụn nhọt, viêm họng.

Nguồn gốc thuốc Y học cổ truyền (Đông Y)

Nguồn gốc thuốc Y học cổ truyền (Đông Y)

Nguồn gốc thuốc Y học cổ truyền (Đông Y)

Thuốc Y học cổ truyền (Đông Y) có nguồn gốc từ bất kì loại nguyên liệu nào, có thể có nguồn gốc từ thực vật, động vật hay là một loại khoáng vật nào đó.

  • Nguồn gốc thảo mộc (thực vật) là loại được sử dụng chủ yếu nhất và toàn bộ các bộ phần của cây như thân, cành, lá, rễ, hoa, quả, nhựa, hạt,… đều có thể bào chế thuốc.
  • Nguồn gốc khoáng vật có thể kể đến như: Thạch cao, thạch tín, phèn chua, phục long can, chu sa thần sa, dim sinh, hoạt thạch,….
  • Nguồn gốc thuốc đông y từ động vật như: Cá, sâu, các loài rắn, thú, côn trùng,….

Trong Đông y mỗi vị thuốc đều có tính vị khác nhau nên chúng có tác dụng khác nhau và sẽ tác động lên cụ thể từng tạng phủ khác nhau, từng kinh lạc trong điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe của bệnh nhân. Vậy Tứ khí và ngũ vị là gì?

Tứ khí (Tứ tính)

Tứ khí (Tứ tính)

Tứ khí (Tứ tính)

Tứ khí của thuốc Y học cổ truyền gồm hàn, lương, ôn, nhiệt. Tứ khí chỉ mức độ lạnh, nóng khác nhau của vị thuốc.

  • Hàn (lạnh), lương (mát) thuộc âm: Chính vì thế mà các loại thuốc có tính lạnh (hàn), mát (lương) được gọi là âm dược. Tính chất của âm dược thường có hướng trầm giáng và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất thích hợp sử dụng trong các bệnh lý biểu hiện dương chứng, nhiệt chứng.
  • Nhiệt (nóng), ôn (ấm) thuộc dương: Những vị thuốc có tính ôn nhiệt, nóng ấm còn được lại là dương dược. Tính chất của dương dược thường có hướng phù, thăng. Dùng dương dược với tác dụng ôn trung tán hàn phù hợp chữa âm chứng, hàng chứng hiệu quả.
  • Lưu ý: Ở giữa tứ khí hàn, lương, ôn, nhiệt còn có tính bình. Các vị thuốc đông y có tính bình thường được dùng để lợp thấp, bổ tỳ vị, lợi tiểu, hạ khí, long đàm,…

Ngũ vị

Làm thế nào để xác định vị và xác định vị có khó không? Thông thường thông qua vị giác của mồi người đều rất dễ dàng nhận thấy và phân biệt được vị, cụ thể sẽ có 5 trạng thái của vị sẽ là: cay (tân), chua (toan), đắng (khổ), ngọt (cam), mặn (hàm).

Ngũ vị

Ngũ vị

Và cũng giống như tứ vị ở trên sẽ có bình vị (ở giữa) thì ngũ vị cũng có vị chát (sáp) và nhạt nhẽo được gọi là vị đạm (nhạt). Hai vị này sẽ không phân biệt được rõ ràng như ngũ vị chủ đạo vừa nêu ở trên. Và cụ thể từng vị có tác dụng thế nào chúng ta cũng tham khảo ngay sau đây.

Vị Tác dụng
Vị cay
  • Tác dụng phát tán dùng để chữa các bệnh thuộc phần biểu, làm ra mồ hôi hoặc khí huyết bị ngưng trệ. Dùng điều trị cảm, đầy trướng bụng, … Thuốc vị cay có tính chất khứ hàn, ôn trung, chỉ thống.
  • Vị cay chủ yếu là vị của các thành phần tinh dầu trong dược liệu.
Vị đắng
  • Tác dụng tương đối mạnh như thanh nhiệt tả hoả, thanh nhiệt táo thấp, chống viêm nhiễm, sát khuẩn, chữa mụn nhọt hoặc chữa rắn độc, côn trùng cắn. Vị đắng phần lớn là do các hợp chất glycosid, alkaloid; các polyphenol, flavonoid thường cho vị đắng nhẹ. Mức độ đắng của các vị thuốc không giống nhau, có thể đắng vừa (Nhân sâm, Tam thất) đến rất đắng (Hoàng liên, Long đởm thảo).
  • Phụ thuộc liều dùng vị đắng còn có khả năng gây độc cho cơ thể. Thuốc có tính độc thường có vị đắng. Thuốc có vị đắng khi dùng lâu thường gây táo cho cơ thể ảnh hưởng vị giác làm ăn uống kém ngon; kích thích niêm mạc dạ dày, ruột (nhất là khi đói) tạo cảm giác buồn nôn, khó chịu.
Vị chua
  • Tác dụng thu liễm, cố sáp, chỉ khái, chỉ tả, sát khuẩn, chống thối.
  • Vị chua chủ yếu do các loại acid hữu cơ có trong dược liệu.
Vị ngọt
  • Tác dụng bổ dưỡng cơ thể, hoà hoãn để giảm cơn đau, bớt độc tính của thuốc, điều hoà tính của các vị thuốc.
  • Vị ngọt chủ yếu do các loại đường có trong dược liệu. Một số vị khi dùng với tác dụng bổ còn được chích với mật ong để tăng vị ngọt.
Vị mặn
  • Tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm khối cứng), nhuận hạ, tiêu đờm, tán kết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như ung nhọt, bướu cổ, tràng nhạc, táo bón… Nhiều vị bản thân đã có vị mặn như Hải tảo, Thạch quyết minh, Long cốt do chứa nhiều khoáng chất tự nhiên. Cũng có thể tạo vị mặn bằng cách chế biến tẩm, chích với muối như Đỗ trọng, Hương phụ, Trạch tả.
  • Vị mặn dẫn thuốc vào kinh Thận, đối với từng loại bệnh thận cụ thể phải có cách trích muối cụ thể để tránh tác dụng phụ khi dùng.
Vị chát
  • Những vị này khi nhắm sẽ tạo cảm giác se lưỡi; tác dụng thu liễm, cố sáp giống vị chua; tác dụng sát khuẩn, chống thối mạnh hơn vị chua; ngoài ra còn có tác dụng kiện tỳ, sáp tinh. Dùng điều trị tiết tả, di tinh, bỏng, mụn nhọt, lở loét hoặc vết thương lâu lành.
  • Vị chát phổ biến ở thuốc có chứa tanin, các acid loại pseudotanin khi lạm dụng cũng tạo ra vị chát; nên gọi “chát là thái quá của vị chua”.
Vị nhạt
  • Tác dụng tăng tính thẩm thấp, tăng lợi thuỷ, lợi niệu, dùng chữa chứng phù thũng, ung nhọt, nhiệt độc, sốt cao; tiểu gắt, tiểu vàng, tiểu đỏ, bí tiểu thích hợp với vị này.
  • Những thuốc vị nhạt thường có thể chất nhẹ, màu trắng như Bạch mao căn, Bạch phục linh, Đăng tâm thảo, Ý dĩ, Hoạt thạch, … Vị nhạt thường gặp ở các vị thuốc có nhiều tinh bột, gôm, chất nhầy.

Cách chọn thực phẩm phù hợp với tứ khí ngũ vị

Để chọn thực phẩm phù hợp với Tứ Khí – Ngũ Vị, cần dựa trên nguyên tắc đó chính là phải xác định được thể trạng của mình thuộc thể gì, khi đó viêc chọn các loại thực phẩn không còn khó khăn nữa.

  • Người thuộc thể phong thường có biểu hiện sợ gió, dễ bị cảm lạnh, đau đầu, chóng mặt. Nên chọn thực phẩm có vị cay, ấm, tính phát tán để giải biểu, trừ phong, như gừng, hành, tía tô.
  • Người thuộc thể hàn thường có biểu hiện sợ lạnh, tay chân lạnh, tiêu chảy, đau bụng. Nên chọn thực phẩm có vị cay, ấm, tính ôn nhiệt để làm ấm cơ thể, như thịt dê, thịt gà, quế, hồi.
  • Người thuộc thể thử thường có biểu hiện mụn nhọt, viêm họng, táo bón. Nên chọn thực phẩm có vị đắng, tính hàn để thanh nhiệt, giải độc, như rau diếp cá, rau má, khổ qua.
  • Người thuộc thể thấp thường có biểu hiện phù nề, mệt mỏi, chán ăn. Nên chọn thực phẩm có vị cay, ấm, tính lợi thủy để trừ thấp, như đậu đỏ, hạt sen, ý dĩ.

Vậy bài viết trên đây Bs Võ Thị Hồng Ngọc đã giới thiệu với các bạn về Khí vị của thuốc Y học cổ truyền gồm Tứ Khí – Ngũ Vị. Kèm theo đó khái quan về tác dụng của từng khí, vị cụ thể. Mọi ý kiến đóng góp thêm cho bài viết đầy đủ thông tin hơn hãy liên hệ với chúng tôi để trao đổi nhé.

5/5 - (1 bình chọn)