Top 8 Lưu Ý Khi Thiết Kế Nội Thất Nhà Bếp
Bếp là nơi giữ lửa cho toàn bộ căn nhà. Do đó, không gian này luôn được các nội trợ đặt nhiều tâm huyết. Tuy nhiên, để sở hữu một căn bếp hoàn hảo, chủ nhà cần phải chú ý đến các yếu tố quan trọng như phong thủy, bố cục, màu sắc và ánh sáng. Đặc biệt, cách lựa chọn và sử dụng các món đồ nội thất như thế nào cũng góp phần quyết định trực tiếp đến phong cách của toàn bộ căn phòng.
Do đó, bài viết này TopnList sẽ mách bạn những lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp.
Lưu Ý Khi Thiết Kế Nhà Bếp
1. Định hình phong cách hài hòa với tổng thể
Tuy là không gian bếp sẽ khó để decor hơn so với phòng ngủ hay phòng khách. Nhưng để toàn bộ ăn nhà luôn hài hòa và có sự đồng nhất, bạn cần chú ý định hình phong cách và màu sắc bếp phù hợp với thiết kế chung. Ví dụ như toàn bộ căn nhà của bạn theo phong cách Rococo thì các món đồ nội thất bếp cũng ưu tiên có hoa văn tỉ mỉ, hoặc theo hướng cổ điển.
Tạo phong cách riêng cho nhà bếp
2. Luôn đảm bảo về yếu tố phong thủy
Dù có hay không quan tâm đến phong thủy, bạn cũng cần tuân theo các quy tắc phong thủy cơ bản để đảm bảo không gian bếp luôn trong lành và tràn đầy năng lượng. Một số lưu ý cần tránh khi thiết kế nội thất phòng bếp:
- Không nên hướng bếp về hướng Tây, bởi đây là hướng thuộc về hành Kim, khắc với bếp (thuộc hành Hỏa). Không những thế, hướng mặt trời lặn thường mang không khí oi bức và tiêu hao năng lượng. Điều này khiến không gian bếp bí bách và phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- Không nên đặt bếp đối diện cửa chính, bởi những luồng khí xấu ngay bên ngoài sẽ xông thẳng vào bếp và gây ảnh hưởng đến phong thủy.
- Không nên đặt bếp đối diện nhà vệ sinh, bởi nhà vệ sinh là nơi hội tụ nhiều âm khí. Không những chúng ảnh hưởng đến vận khí của nhà bếp mà còn có thể giảm đi sự ngon miệng và độ vệ sinh của món ăn.
- Không nên đặt bếp đối diện phòng ngủ, bởi không gian và vận khí của phòng ngủ và phòng bếp khác nhau hoàn toàn. Việc đặt 2 phòng này đối diện sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của các thành viên trong phòng.
- Không nên đặt bếp ngược hướng nhà, bởi điều này không đem lại may mắn và an lành cho gia chủ.
3. Lựa chọn kiểu dáng tủ bếp phù hợp
Có nhiều kiểu tủ bếp như I, U, L, G, mỗi kiểu sẽ phù hợp với từng không gian và diện tích bếp riêng. Do đó, bạn cần có sự lựa chọn nhằm đảm bảo không gian bếp của mình được bố trí gọn gàng và thông thoáng nhất.
- Kiểu bếp chữ I sẽ phù hợp với các không gian bếp nhỏ hoặc có thiết kế tối giản với rất ít các đồ dùng làm bếp.
- Kiểu chữ U phù hợp với nhiều kiểu diện tích, tuy nhiên chúng sẽ hợp nhất với căn bếp có chiều rộng hẹp.
- Kiểu chữ L phù hợp với những căn bếp có không gian mở, thường sẽ được đặt ở vị trí góc tường.
- Kiểu chữ G sẽ phù hợp nhất với những gian bếp có không gian lớn và kèm theo nhiều tiện ích như quầy bar, bàn ăn ngay bếp.
Lựa chọn tủ bếp khoa học
4. Đảm bảo yếu tố an toàn và gọn gàng
Phòng bếp không những là nơi nấu ăn mà còn là không gian ra vào của rất nhiều các thành viên trong gia đình. Do đó, bạn cần đảm bảo độ an toàn của các vật dụng được sử dụng trong căn phòng này.
Từ hệ thống điện nước, các thiết bị chống cháy nổ, ổ điện của tủ lạnh, lò vi sóng, bình lọc nước hay nồi cơm điện,… cần được lên phác thảo rõ ràng. Bên cạnh đó, những vật dụng nấu ăn sắc nhọn như dao kéo cũng cần có vị trí đặt an toàn.
Với nhà có trẻ nhỏ, bạn cũng cần đảm bảo các món đồ nội thất được bo góc cẩn thận, tránh gây va đập cho bé.
Các vật dụng luôn được bố trí gọn gàng
5. Ưu tiên những mẫu nội thất thông minh
Nội thất thông minh không những giúp bạn tiết kiệm diện tích không gian mà còn kiến căn bếp của bạn thêm hiện đại và tiện nghi hơn. Do đó, nếu bạn phải mua mới nội thất bếp, hãy ưu tiên những món đồ thông minh và đa năng nhé.
Sử dụng kệ tủ thông minh
6. Không gian cần có khoảng trống
Cho dù diện tích rộng hay hẹp thì không gian bếp cũng cần có những khoảng trống nhất định. Điều này không những giúp người dùng dễ dàng di chuyển mà còn tạo cảm giác thông thoáng và sạch sẽ hơn cho căn phòng.
Không những thể, không gian thông thoáng sẽ làm giảm cảm giác bí bách hơn khi nấu ăn cho người nội trợ, đặc biệt là trong thời tiết nóng nực ngày hè.
Tạo không gian thoáng cho nhà bếp
7. Kệ tủ chính là điểm nhấn đặc biệt của căn bếp
Kệ tủ bếp luôn là điểm nhấn chính của không gian bếp. Bên cạnh công dụng đựng các vật dụng, đồ dùng, đây còn là nơi thể hiện cá tính và phong cách của người nội trợ. Do đó, thay vì sử dụng những kệ tủ truyền thống, bạn có thể kết hợp giữa các thiết kế kệ tủ hiện đại, nhiều màu sắc để không gian bếp thêm độc đáo hơn.
Biết cách bố trí, sắp xếp các vật dụng cho phòng bếp
8. Chú ý đến hệ thống đèn chiếu sáng
Ánh sáng của phòng bếp cần đảm bảo luôn sáng và rõ. Bạn có thể sử dụng 2 kiểu đèn chiếu là hệ thống đèn tổng thể và đèn chiếu trực tiếp lên mặt bếp. Tuy nhiên, thị trường hiện nay có rất nhiều thiết kế đèn với nhiều công dụng khác nhau như: đèn trần, đèn hắt tường, đèn chiếu trực tiếp, đèn trang trí,… Cho nên, bạn nên lựa chọn những mẫu đèn có màu sắc và công dụng phù hợp để đảm bảo hài hòa nhất với tổng thể căn phòng.
Ngoài ra, hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài nhé, nguồn năng lượng từ mặt trời sẽ giúp toàn bộ không gian bếp được trong lành và an toàn hơn đấy.
Việc lựa chọn phong cách và sử dụng nội thất như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến tổng thể của căn bếp. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến những yếu tố quan trọng như phong thủy, diện tích, ánh sáng,… để đảm bảo không gian bếp luôn hài hòa nhất.
Trên đây là chia sẻ của TopnList về 8 lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có những ý tưởng hoàn hảo nhất cho không gian sống của mình!
Bạn đang xem bài viết Top 8 Lưu Ý Khi Thiết Kế Nội Thất Nhà Bếp trong chuyên mục hay Xu Hướng Nội Thất của Topnlist. Những lưu ý trên được topnlist tổng hợp từ nhiều ý kiến của các KTS trong lĩnh vực xây dưng, thiết kế. Mọi ý kiến đóng góp, đánh giá các bạn có thể bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên chia sẻ các bài viết hay khác của Topnlist đến mọi người cùng biết nhé!
Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013

Trần Tuấn Hà (Tuan Ha) là một kỹ sư xây dựng có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Anh tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng Miền Trung với chuyên ngành Kỹ sư Xây dựng Dân Dụng và Công Nghiệp.
Tuan Ha là một người đam mê nghiên cứu lĩnh vực vật liệu xây dựng, các loại sơn nội ngoại thất, và phong cách thiết kế nhà và nội thất. Anh có kiến thức sâu rộng về các loại vật liệu xây dựng, bao gồm gạch, bê tông, thép, xi măng,… Anh cũng am hiểu về các loại sơn nội ngoại thất, bao gồm sơn nước, sơn dầu, sơn chống thấm,… Ngoài ra, anh còn có niềm đam mê với phong cách thiết kế nhà và nội thất. Anh thường xuyên cập nhật các xu hướng thiết kế mới nhất để áp dụng vào công việc của mình.