Top 7 Lưu Ý Khi Thiết Kế Nội Thất Trần Nhà
Trong thiết kế nội thất nhà ở, sẽ thật thiếu sót nếu bạn chỉ chú tâm trình bày phần nội thất trên nền nhà mà quên đi phần trần nhà. Trần nhà được ví như một bầu trời thu nhỏ của ngôi nhà, nó không chỉ mang đến vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn quyết định về tài lộc, công danh và sức khỏe của gia chủ.
Không cần quá cầu kỳ, chỉ cần một vài chi tiết nhỏ trong thiết kế trần nhà cũng đã làm cho căn nhà trở nên bắt mắt và ấn tượng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thiết kế và trang trí trần nhà phù hợp và đẹp mắt. Chính vì thế, bài viết dưới đây Topnlist sẽ chia sẻ đến các bạn 7 lưu ý trong thiết kế trần nhà. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Những Lưu Ý Cần Thiết Để Có Mẫu Thiết Kế Trần Nhà Đẹp, Phù Hợp.
1. Lựa chọn kiểu trần nhà
Hiện nay, trần nhà thường được thiết kế từ rất nhiều loại vật liệu thông dụng như trần thạch cao, trần gỗ, trần nhôm,… Mỗi một loại trần nhà đều đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau để có thể lựa chọn vật liệu trần nhà phù hợp nhất.
Trần thạch cao
Đây là loại trần nhà được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bởi nó thích hợp với tất cả mọi không gian. Trần nhà thạch cao nhẹ, an toàn, dễ thi công và dễ tạo hình, hơn nữa nó còn có khả năng cách âm và chống thấm cực kỳ tốt. Trần nhà thạch cao có hai loại:
Trần thả nổi: Là loại trần được đánh giá cao nhất trong các loại trần phổ biến nhất hiện nay. Trần thả nổi có hệ thống khung lộ, các đường ghép thạch cao được ẩn sau phần khung nên rất dễ kết dính các tấm thạch cao.\
Mẫu thiết kế trần thạch cao nổi
Trần thạch cao chìm: Mẫu thiết kế này giúp che đi phần dầm và xà của trần nhà, tạo nên sự sáng tạo cũng như tính thẩm mỹ cao trong thiết kế.
Mẫu thiết kế trần thạch cao chìm
Trần nhà bằng gỗ
Trần nhà được làm bằng gỗ thường được sử dụng phổ biến ở những nơi có khí hậu mát hoặc lạnh, nó mang đến vẻ đẹp tinh tế nhưng rất sang trọng. Một số loại gỗ thường được sử dụng trong thiết kế trần nhà như: gỗ xoan, gỗ tự nhiên, vật liệu giả gỗ, gỗ công nghiệp,… Sử dụng trần nhà bằng gỗ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đồ dùng nội thất.
Trần nhà bằng gỗ mang đến cảm giác thân thiện và gần gũi
Trần nhà bằng nhựa PVC
Loại vật liệu PVC cũng được dùng phổ biến để làm trần nhà bởi có nhiều mẫu mã, giá thành thấp và thi công dễ dàng. Trần nhà bằng nhựa PVC không chỉ có khả năng cách nhiệt tốt, giảm hiện tượng ẩm ướt, mà còn tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Trần nhà bằng nhựa mang đến tính thẩm mỹ cao
Trần nhà bằng tôn
Trần nhà bằng tôn thường được sử dụng phổ biến tại những công trình xây dựng và công trình nhà ở. Thông thường có 3 mẫu trần nhà bằng tôn khác nhau là: trần nhà bằng tôn giả vân gỗ, trần nhà bằng tôn lạnh và trần nhà tôn 3 lớp. Do đó, tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng để có thể lựa chọn loại vật liệu phù hợp.
Trần nhà bằng tôn được sử dụng khá phổ biến hiện nay
Trần nhà bằng nhôm
Nhôm cũng là một trong những loại vật liệu được lựa chọn trong thiết kế trần nhà, bởi nó có độ bền cao và cách nhiệt rất tốt.
Mẫu thiết kế trần nhà bằng nhôm
2. Màu sắc của trần nhà
Theo yếu tố phong thủy, vì trần nhà thể hiện tính dương và đại diện cho bầu trời. Nên khi thiết kế tần nhà, bạn phải sử dụng những gam màu tươi tắn và nhẹ nhàng như: hồng nhạt, trắng sữa, xanh lam nhạt, vàng nhạt,… Bởi khi sử dụng những gam màu này sẽ giúp không gian ngôi nhà trở nên rộng rãi, thoáng mát và ấm cúng hơn.
Mẫu trần nhà sử dụng màu vàng nhạt làm chủ đạo
Đặc biệt, tuyệt đối không nên sử dụng những gam màu tối, đậm màu, để không mang đến cảm giác nặng nề và u ám cho ngôi nhà.
3. Bố cục tạo hình trần nhà
Việc thiết kế bố cục trần nhà cần phải xem xét thật không gian của từng ngôi nhà thật cẩn thận. Vì trường hợp không tìm hiểu chính xác, sẽ rất dễ kìm hãm những vận khí may mắn cho ngôi nhà và gây ra những điều bất lợi cho gia chủ
Trần nhà không được thiết kế quá thấp
Chính vì thế, để thiết kế và tạo hình phần bố cục trần nhà bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Vị trí trần nhà có đặt bàn ghế ngồi tuyệt đối không nên có xà ngang. Trường hợp không thể thiết kế khác được, hai bên ghế ngồi bạn nên đặt 2 cây chậu trúc khai vận;
- Trần nhà không được xây quá thấp, bởi theo yếu tố phong thủy như vậy không được tốt. Trường hợp trần nhà của bạn thấp, bạn nên thiết kế ở giữa có những mảng trần cao nhô lên và không được trang trí họa tiết, hoa văn quá cầu kỳ;
- Ở vị trí trung tâm ngôi nhà không nên xây trần nhà quá thấp, bởi sẽ có cảm giác nặng nề và bị đè nén. Đặc biệt, khu vực này không được sử dụng màu nâu sẫm, dễ gây bí bách và có ảnh hưởng không tốt đến tài lộc cũng như sức khỏe của gia chủ.
4. Thiết kế trần nhà phù hợp với từng không gian sinh hoạt
Tùy theo chức năng của mỗi không gian sinh hoạt trong nhà để thiết kế loại trần nhà cho mỗi không gian khác nhau.
Đối với phòng khách: Đây là không gian chính của ngôi nhà, do đó trần nhà nên được thiết kế với kiểu dáng đẹp, thu hút và bắt mắt nhất. Bạn có thể thiết kế loại trần vòm kết hợp cùng đèn trần pha lê để trang trí. Cùng với đó, bạn cũng có thể sử dụng những loại trần giật cấp cho căn phòng này.
Mẫu trần phòng khách có thiết kế bắt mắt
Đối với phòng bếp và nhà tắm: Đây là hai khu vực thường có không gian ẩm ướt. Do đó, ở hai khu vực này bạn có thể thiết kế những loại trần như: trần giật cấp kính, trần chìm kết hợp với thiết kế chống ẩm cao,…
Mẫu trần phòng bếp có thiết kế đơn giản
Đối với phòng ngủ: Đây là không gian tĩnh, riêng tư dành để nghỉ ngơi của mọi người. Do đó, ở không gian này bạn có thể thiết kế những kiểu trần riêng biệt theo sở thích, hoặc có thể thiết kế các loại trần như trần giật cấp, trần có thiết kế đơn giản,…Đặc biệt tránh thiết kế trần có hình uốn lượn hoặc có họa tiết tròn.
Mẫu thiết kế trần phòng ngủ giật cấp
5. Bố trí đèn chiếu sáng
Điều cần thiết và cơ bản nhất trong thiết kế trần nhà là lắp đèn chiếu sáng. Thay vì gắn đèn lên tường nhà, bạn nên thiết kế hệ thống đèn âm trần để điều phối ánh sáng cũng như mang đến tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, phần ánh sáng của đèn âm trần sẽ tạo hiệu ứng thị giác, đem lại một không gian gần gũi và ấm áp hơn.
Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng âm trần
Đặc biệt, khi lắp đèn không nên để ánh sáng chiếu thẳng xuống ghế ngồi. Bởi phần ánh sáng chiếu thẳng đứng sẽ tạo nên một cục diện phong thủy không tốt. Nó có thể gây ra cảm giác bất an, lo lắng cho những người ngồi bên dưới.
6. Dùng vật dụng chính hãng
Một trong những lưu ý quan trọng nhất mà bạn phải chú ý khi thiết kế phần trần nhà, đó chính là cần phải chọn lựa những vật dụng đồng bộ với nhau. Đồng thời, phải sử dụng hàng chính hãng, có rõ nguồn gốc để đảm bảo sự an toàn cũng như tính năng và độ bền khi sử dụng.
7. Tạo điểm nhấn nổi bật
Đây cũng là một trong những lưu ý đặc biệt quan trọng góp phần làm nên vẻ đẹp của trần nhà. Để mang đến cái nhìn đồng nhất và hài hòa hơn, trần nhà bạn nên sử dụng cùng tone màu với tổng thể ngôi nhà. Bởi nó sẽ mang đến một không gian mang vẻ đẹp tinh tế và thanh lịch hơn.
Tạo điểm nhấn nổi bật cho trần nhà với đèn chùm
Bên cạnh đó, để tăng thêm sự thú vị, độc đáo cho căn phòng, bạn có thể sử dụng những chiếc trèn chùm treo có thiết kế ấn tượng cùng màu sắc nổi bật. Hoặc bạn có thể thiết kế trần nhà với những rãnh liên tiếp nhau, sơn màu đậm nhạt khác nhau.
Thiết kế trần nhà với những màu xen kẽ
Trên đây là bài viết mà Topnlist chia sẻ với các bạn về 7 lưu ý quan trọng trong thiết kế nội thất trần nhà, bạn có cảm thấy dễ dàng hơn trong việc thiết kế không nào? Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn tạo nên một không gian có trần nhà thật đẹp và bắt mắt nhé!
Bạn đang xem bài viết Top 7 Lưu Ý Khi Thiết Kế Nội Thất Trần Nhà trong chuyên mục hay Xu Hướng Nội Thất của Topnlist. Những lưu ý trên được topnlist tổng hợp từ nhiều ý kiến của các KTS trong lĩnh vực xây dưng, thiết kế. Mọi ý kiến đóng góp, đánh giá các bạn có thể bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên chia sẻ các bài viết hay khác của Topnlist đến mọi người cùng biết nhé!
Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013

Trần Tuấn Hà (Tuan Ha) là một kỹ sư xây dựng có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Anh tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng Miền Trung với chuyên ngành Kỹ sư Xây dựng Dân Dụng và Công Nghiệp.
Tuan Ha là một người đam mê nghiên cứu lĩnh vực vật liệu xây dựng, các loại sơn nội ngoại thất, và phong cách thiết kế nhà và nội thất. Anh có kiến thức sâu rộng về các loại vật liệu xây dựng, bao gồm gạch, bê tông, thép, xi măng,… Anh cũng am hiểu về các loại sơn nội ngoại thất, bao gồm sơn nước, sơn dầu, sơn chống thấm,… Ngoài ra, anh còn có niềm đam mê với phong cách thiết kế nhà và nội thất. Anh thường xuyên cập nhật các xu hướng thiết kế mới nhất để áp dụng vào công việc của mình.