Ăn Uống - Ẩm Thực

Top 6 Loại Rau Các Bà Mẹ Không Nên Ăn Khi Mang Thai

Rau xanh là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng có lợi nếu như chúng ta không biết sử dụng nó đặc biệt đối với những mẹ đầu đang mang thai trong những tháng đầu tiên. Dưới đây là 6 loại rau xanh mà các mẹ bầu nên tránh xa nhé.

1. Rau Ngót

- Top 6 Loại Rau Các Bà Mẹ Không Nên Ăn Khi Mang Thai

Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau ngót không phải không tồn tại.

Trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin, chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai. Hoạt chất này khi đưa vào cơ thể bà bầu sẽ gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi.

Chính vì thế bà bầu nên sớm loại bỏ rau ngót ra khỏi dinh dưỡng thai kỳ của mình để đảm bảo cho sức khỏe của mình và thai nhi nhé.

2. Rau Ngải Cứu

- Top 6 Loại Rau Các Bà Mẹ Không Nên Ăn Khi Mang Thai

Rau ngải cứu là một vị thuốc dân gian chữa nhiều bệnh như cảm lạnh, đau bụng kinh, góp mặt trong những bài thuốc nam để an thai.

Tuy nhiên sử dụng loại rau này phải dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Đối với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống.

+ Top 6 Món Ăn Có Lợi Cho Bà Bầu Mà Bạn Nên Biết

Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.

3. Rau Răm

- Top 6 Loại Rau Các Bà Mẹ Không Nên Ăn Khi Mang Thai

Thật khó cưỡng lại sức hút của món canh ốc, hến, trai… thêm chút rau răm hay món trứng vịt lộn rau răm bổ dưỡng.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây cho biết, phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai.

Vì vậy mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau răm. Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng để bảo đảm tốt cho sức khỏe của mình các mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau răm nhé.

4. Rau Chùm Ngây

- Top 6 Loại Rau Các Bà Mẹ Không Nên Ăn Khi Mang Thai

Rau chùm ngây là một loại rau vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm.

Tuy nhiên theo các nhà khoa học khuyên rằng phụ nữ mang thai không nên ăn rau chùm ngây do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol. Khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.

+ Top 10 Thức Ăn Dinh Dưỡng Dành Cho Phụ Nữ Trong Thời Kì Đầu Mang Thai

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mình cùng thai nhi các mẹ hãy loại bỏ ngay loại rau này trong thực đơn dưỡng thai của mình nhé.

5. Rau Sam

- Top 6 Loại Rau Các Bà Mẹ Không Nên Ăn Khi Mang Thai

Trong danh sách các loại dược liệu thiên nhiên hữu ích luôn có sự góp mặt của rau sam. Theo Đông Y, rau sam là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun.

Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào. Có những ý kiến cho rằng, đây là một loại rau làm loãng máu trong cơ thể, có lợi cho đường ruột.

Tuy nhiên, Theo kết luận của các chuyên gia, ăn rau sam trong những ngày đầu thai kỳ rất nguy hiểm cho thai nhi vì trong rau sam có thể kích thích mạnh đến tử cung, gia tăng tần số co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ mang thai.

6. Măng Tươi

- Top 6 Loại Rau Các Bà Mẹ Không Nên Ăn Khi Mang Thai

Có thể nói măng tươi là một loại thực phẩm khá quen thuộc với người Việt Nam chúng ta. Măng có giá trị dinh dưỡng khá cao, ngoài 90% là nước thì măng còn cung cấp  nhiều protein, canxi, kali…Trong măng còn có hàm lượng chất xơ cao lượng chất xơ này làm giảm nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên lượng chất xơ này lại phù hợp với chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, no lâu.

+ Top 3 Địa Chỉ Có Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Răng Miệng Cho Bà Bầu Ở Tp. HCM

Ngoài ra, trong măng tươi còn chứa hàm lượng lớn cyanide, chất này khi kết hợp với các enzymes hóa sẽ tạo ra acid cyanhydric chất này có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc măng tươi gây ra như: đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp

Vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi các bà mẹ mang thai cũng nên đưa măng tươi ra khỏi khẩu phần ăn của mình nhé.

Với những chia sẽ phía trên Topnlits hy vọng có thể giúp mọi người có thêm được những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho mình cùng thai nhi khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai đầu tiên.

Xem Thêm Các Bài Viết Về Sức Khỏe Khác :

Top 5 Cách Để Chăm Sóc Đôi Mắt Khỏe Mạnh

Top 6 Loại Hoa Quả Bạn Cần Tránh Xa Nếu Muốn Giảm Cân Hiệu Quả

Top 5 Loại Thuốc Bổ Não Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay

Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013

2 Comments

  1. bổ ích quá, vợ ở nhà đang mang bầu, mấy nay bảo ăn rau nhiều tốt, hên mà đọc bài viết này, chia sẻ okie lắm luôn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button