Giải Trí
Trending

Top 10 Trò Chơi Dân Gian Gắn Liền Với Tuổi Thơ Của Mọi Người

Hiện nay, nhiều trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ đang dần dần bị các bạn nhỏ lãng quên để thay thế nó là những công nghệ hiện đại của xã hội hiện nay. Hãy cùng Topnlist ôn lại tuổi thơ cùng những trò chơi dân gian này nhé.

Tổng Hợp Danh Sách Trò Chơi Dân Gian Gắn Liền Với Tuổi Thơ Chắc Chắn Bạn “ĐÃ QUÊN”

1. Trốn Tìm (hay còn gọi là trò chơi năm mười)

Trốn tìm là trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ

Trốn tìm là trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ rất dè chơi mà lại rất vui, chẳng bao giờ thấy chán. Dù ở đâu thành thị hay nông thôn, chắc chắn đều từng chơi và thích chơi trò này. Nhất là các bé nhỏ chơi với hàng xóm bạn bè rất vui vẻ. Các bé sẽ chơi oẳn tù tì hoặc một trò chơi nhỏ nào đó để chọn ra 1 người bị thua sau đó bạn thua đó sẽ là người đi tìm.

Bạn này sẽ nhắm mắt lại và đếm từ 1 đến một số mà cả nhóm đã thỏa thuận trước. Người đi trốn sẽ tìm nơi nào đó kín đáo và khó tìm để trốn vào. Sau khi đếm xong, người đếm sẽ đi tìm cho được người trốn đồng thời giữ vị trí cột mình đứng sao cho người trốn không chạy ra vỗ tay vào cột. Nếu như vậy, người đếm phải đếm lại vòng khác.

Bạn nào bị người tìm bắt hoặc tìm thấy sẽ phải làm người đi tìm. Trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ  này rất đơn giản thôi nhưng khi chơi ta mới cảm nhận được sự hồi hộp và thú vị của nó mà muốn chơi mãi không thôi. Trò chơi như đang rèn luyện sức khỏe cho các bạn nhỏ vậy, phải chạy thật nhanh để không bị bắt được, bạn đã trải qua trò chơi này chưa.

2. Bịt Mắt Bắt Dê

trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ không thể quên bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ khá phổ biến trên toàn nước và hầu như bạn nào cũng chơi được và rất thích thú. Các bạn sẽ chơi oẳn tù tì, ai thua người đó sẽ phải bịt mắt bằng khăn để đi tìm “dê” là những bạn khác cùng chơi, mọi người sẽ nắm tay nhau tạo thành 1 vòng tròn không bị rời để “dê” không bắt trúng được ai.

Bạn nào bị bắt trúng sẽ vào làm thay người bịt mắt và tiếp tục trò chơi. Đây không phải là một trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ đơn giản, nó đòi hỏi sự kết hợp đoàn kết của những thành viên trong đội để không phải bị bắt, trò chơi này rất thú vị và mang lại rất nhiều tiếng cười vui vẻ, thoải mái.

3. Nhảy Dây

Nhảy dây là trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ

Ai lớn lên rồi cũng không thể quên trò chơi này mỗi khi nhắc lại, đây là trò chơi mà cả nam và nữ đều thích chơi, rèn luyện khả năng nhảy cao và sự linh hoạt của cơ thể. Hai bạn sẽ đứng căng dây và số người còn lại thì lần lượt nhảy qua sợi dây theo các kiểu và từ mức đến cao.

Ai nhảy vướng dây thì sẽ thay vào cho một trong 2 người bạn đứng cầm dây. Hoặc cũng có thể được chia làm 2 đội rồi chơi đấu với nhau để qua các màn. Tuy chỉ là một trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ rất đơn giản nhưng lại gắn liền với tuổi thơ của nhiều người và nó mang lại nhiều tiếng cười khi vượt qua những sợi dây cao ngất này.

4. Rồng Rắn Lên Mây

trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ cùng với rồng rắn lên mây

Đã ai nghe đến cái tên trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ này mà không nhịn nổi cười không. Trò chơi này không giới hạn người chơi, một bạn làm “thầy thuốc” đứng đối diện với người là “rồng rắn”. Các bạn khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm eo, lưng nhau) thành rồng rắn.

Người đứng đầu thường to con nhất, khỏe nhất trong nhóm. “rồng rắn đi lượn vèo vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao: “Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc, có cái nhà điểm binh, có ông chủ ở nhà không?. Thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn, trẻ đứng đầu dang tay ra cản thầy thuốc, thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được khúc đuôi thì bạn khúc cuối đuôi bị loại.

Trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ lại bắt đầu từ đầu đến khi rồng rắn ngắn dần vì bị mất bạn chơi. Nếu rồng rắn bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng bị thua. Có lẽ đây là trò chơi mất sức nhiều nhất khi đội quân của mình cứ hò hét liên tục vì sợ bị đứt đuôi hay sợ bị thầy thuốc bắt trúng. Đây là một trong những trò chơi dân gian mang lại nhiều tiếng cười vui đùa cho các bạn nhỏ.

5. Bắn Bi

Bắn bi trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ

Không chỉ là trò chơi cho các bé trai, mà nhiều bé gái cũng khá lém lút khi chơi trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ này. Bắn bi chỉ cần vẽ một đường tròn hoặc hình vuông nhỏ gọi là lỗ, cách đó 2 – 3 mét vẽ một đường vạch thẳng để làm vách đích.

Nhìn rất đơn giản nhưng không phải đơn giản đâu, trò chơi này cũng cần có sự khéo léo của những cánh tay và có tầm ngắm bắn tốt mới đi đến kết quả tốt. Mỗi người chơi góp một số lượng bi bằng nhau và cho vào lỗ. Những người chơi lần lượt bắn bi cái bi cái từ vạch thẳng về phía lỗ.

Viên bi của người nào dừng lại ở gần lỗ nhất nhưng không nằm trong lỗ thì người đó được quyền chơi lượt đầu tiên và cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người chơi bắn được bi trong lỗ ra khỏi lỗ thì được lấy viên bi đó, còn đen thì bị của người bắn sẽ vào trong lỗ và bị mất viên bi đó. Đây là một trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ rất thú vị mà bạn nhỏ nào cũng từng trải qua.

6. Thả Diều

trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ thả diều

Thay thế bằng những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ sinh động thì nhiều bạn nhỏ đã chọn cho mình một thú vui nhẹ nhàng đó là thả diều. Ở những vùng quê đầy những cánh đồng, vào mùa hè phấp phới những cánh diều đầy màu sắc của các bạn nhỏ, vừa chăn trâu, chơi đùa vừa thả diều.

Những cánh diều được làm bằng các nan tre làm sườn tựa  như hình thoi, giấy tập hay giấy màu được phết keo dán lên và nối đuôi dài bằng dây nilon hoặc giấy báo. Diều được mắc vào cuộn dây thật dài và chắc chắn và được thả ngược gió trên bầu trời nhờ sự khéo léo của người thả diều. Chiều chiều trên những cánh đồng lại xuất hiện rất nhiều chú diều với nhiều hình dạng khác nhau nhìn thật thích thú.

7. Banh Đũa (chơi banh chuyền)

Banh đũa trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ

Chỉ cần một nắm đũa, vài quả banh lông (hoặc những quả bưởi nhỏ) và tụi bạn là bạn đã có thể chơi trò này rồi. Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 đến hết bàn 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn.

Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: Chuyền một vòng hoặc ba vòng…và hát. Khoảng mười lần là hết 1 bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván. Khi người chơi không nhanh tay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng 1 lúc sẽ bị mất lượt chơi, lượt chơi sẽ chuyền sang cho người khác. Bạn đã quên trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ này chưa, nếu chưa chúng ta hãy cùng ôn lại trò chơi này nhé.

8. Nhảy Lò Cò

trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ nhảy lò cò

Người chơi chọn một viên gạch, đá thảy vào ô đầu tiên, không cho chạm vào nét kẻ hoặc ra ngoài, nhảy đi qua khắp các ô, bỏ qua ô có gạch. Người chơi nhảy một chân vào ô đơn và giữ thăng bằng để bật đi tiếp. Không dừng lại quá lâu, tới hai ô sát nhau nhảy dang hai tay lượm gạch, nhảy ra khỏi vòng và nhảy ở mức tiếp theo.

Khi đang di chuyển mà mắc lỗi hay phạm quy, người chơi phải dừng lại, để gạch nằm lại trong ô ở mức vừa hoàn tất. Cứ thế các bạn tiếp tục trò chơi. Trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ này khá phổ biến và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và tụ tập lại chơi sau những giờ tan trường.

9. Ô Ăn Quan

ô ăn quan trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ

Ở nhà, ở trường các bạn đều có thể bày trò chơi ô ăn quan ra được để chơi. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia là 10 ô vuông hoặc hình chữ nhật, mỗi bên 5 ô đối xứng nhau. Ở hai đầu hình chữ nhật kẻ hai ô bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan (ô vua).

Từng người chơi khi đến lượt mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn nhiều dân và quan hơn người còn lại càng tốt. Sau khi quan (hoặc các dân ở trong ô quan) bị ăn hết hoặc một trong hai người hết dân để chơi thì trò chơi kết thúc. Ai nhiều dân và quan hơn là thắng. Dù chỉ là một trò chơi đơn giản nhưng nếu muốn chơi tốt bạn cần phải có được sự tính toán kỹ lưỡng để mang về được cho mình nhiều dân và quan.

10. Chơi Đồ Hàng

trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ chơi đồ hàng

Là trò chơi nhẹ nhàng được rất nhiều bé gái ưa thích. Trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ chơi này, các bé gái sẽ chuẩn bị các đồ chơi, như cây cỏ, hoa lá, dụng cụ làm đồ…tất cả các thứ mà các bé có thể chế biến và tưởng tượng ra nó là đồ dùng sinh hoạt như trong cuộc sống bình thường.

Khi chơi các bé sẽ tự tạo ra cho mình những tình huống để chơi, nấu ăn, mua bán đồ mình tạo ra, đến nhà nhau chơi…Trò chơi cho các bé thỏa sức sáng tạo và vui đùa.

Các bạn hãy cùng Topnlist quay lại tuổi thơ của mỗi chúng ta nha. Cùng nhau chơi những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơđã gắn liền với tuổi thơ mỗi người. Cùng tận hưởng những cảm giác vui vẻ, không khí nhộn nhịp, và nhất là những tiếng cười sảng khoái nha.

Xem Thêm Các Bài Viết Về Giải Trí Khác:

Những Trò Chơi Dân Gian Gắn Liền Với Tuổi Thơ Bao Thế Hệ
Trốn Tìm (hay còn gọi là trò chơi năm mười) Nhảy Dây
Bịt Mắt Bắt Dê Rồng Rắn Lên Mây
Bắn Bi Thả Diều
Banh Đũa (chơi banh chuyền) Nhảy Lò Cò
Ô Ăn Quan Chơi Đồ Hàng

Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013

5/5 - (3 bình chọn)

8 Comments

  1. Hiện giờ có nhiều trường, các thầy cô họ cũng đã tìm hiểu về mấy trò chơi này để hướng dẫn, chỉ lại cho các học sinh rồi đó, nhưng tính ra lúc xưa cả mấy đứa trong xóm chả có đi học kèm cua gì cả, chỉ biết tối lại, chiều về là thì nhau đổ ra ngoài đồng chơi vui thật vui.

  2. Ngày xưa chứ giờ này còn đâu, vì thực tế các thầy cô giáo trẻ hiện tại cũng chưa chơi những món này luôn đó đừng nói chi là trẻ con hiện thời cả hà ạ.
    Đúng mỗi thời mỗi khác mà

  3. Cách chơi và việc tổ chức trò chơi Rồng rắn lên mây.
    Người chơi tham gia

    Trò chơi Rồng rắn lên mây thực tế không giới hạn số người tham gia.Tuy nhiên, số lượng người chơi nên trong khoảng từ 6 đến 8 người chơi để trò chơi được thú vị nhất và thoải mái chạy nhảy mà không bị xô đẩy nhiều. Ngoài ra cần có một thành viên đứng ra làm người quản trò.
    Dụng cụ sử dụng

    Về cơ bản, trò chơi Rồng rắn lên mây không cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nào. Tuy nhiên trò chơi lại gắn liền với bài hát Đồng dao. Vì vậy trong trường hợp người chơi chưa thuộc bài hát Đồng dao thì nên chuẩn bị sẵn bản in lời Đồng dao để người chơi dễ thực hiện.
    Địa điểm tổ chức

    Chọn địa điểm có diện tích tương đối rộng và bằng phẳng để người chơi có thể chơi thoải mái mà không gặp phải cản trở hoặc nguy hiểm khi chơi. Có thể chọn sân trường, sân chơi tập thể, bãi biển, sân bóng…

    Trước khi bắt đầu trò chơi

    Các thành viên tham gia sẽ chọn ra một người đóng vai trò là Thầy thuốc bằng cách oẳn tù tì.

    Những thành viên còn lại sẽ làm “rồng rắn” bằng cách chọn ra một người đi đầu. Trong thường người đứng đầu cần là thành viên lớn nhất, khỏe nhất hoặc nhanh nhẹn nhất.

    Các thành viên còn lại sẽ túm đuôi áo nhau lần lượt hoặc tay ôm lưng lấy nhau.
    Bắt đầu trò chơi

    Thầy thuốc đứng cố định tại một vị trí. Được gọi là Nhà thầy thuốc.

    Đoàn Rồng rắn bám đuối nhau đi theo người đi đầu, đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc bài đồng dao:

    Rồng rắn lên mây

    Có cây núc nắc

    Có nhà hiển binh

    Thầy thuốc có nhà hay không?

    Khi hát đến chữ “không” cuối cùng thì cũng là lúc đầu của đoàn rồng rắn đứng ngay trước mặt Thầy thuốc và cả rồng rắn dừng lại, chăm chú xem Thầy thuốc nói gì.

    Nếu Thầy thuốc trả lời:

    Không. Thầy thuốc đi chợ rồi ! ( Hoặc đi chơi, đi vắng nhà…)

    Thì đoàn Rồng rắn lại tiếp tục vừa đi vừa hát, cho đến khi Thầy thuốc trả lời là Có

    Từ đó, Thầy thuốc và đoàn Rồng rắn cùng nhau đối đáp.

    Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

    – Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con

    – Thầy thuốc: Con lên mấy?

    – Rồng rắn: Con lên một

    – Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

    – Rồng rắn: Con lên hai

    – Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

    – Rồng rắn: Con lên ba

    – Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

    – Rồng rắn: Con lên bốn

    – Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

    – Rồng rắn: Con lên năm

    – Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

    – Rồng rắn: Con lên sáu

    – Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

    – Rồng rắn: Con lên bảy

    – Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

    – Rồng rắn: Con lên tám

    – Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

    – Rồng rắn: Con lên chín

    – Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

    – Rồng rắn: Con lên mười

    – Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu

    – Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.

    – Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

    – Rồng rắn: Cùng máu cùng me.

    – Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

    – Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.

    Khi đối thoại với Thầy thuốc, đoàn Rồng rắn có thể không nhất thiết phải trả lời tuần tự từ 1 đến 10 mà có thể trả lời ngắt quãng tuổi: 1-3-5-7-… cho ngắn thời gian đối thoại.

    Khi hô đến “ Tha hồ mà đuổi” , Thầy thuốc đuổi bắt đoàn Rồng rắn, trẻ đứng đầu dang tay cản Thầy thuốc, Thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được ” khúc đuôi” (tức là chạm vào được trẻ cuối cùng). Nếu Thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu Rồng rắn bị đứt khúc ( nhiều bạn cùng bị rời ra khỏi đoàn ) hoặc bị ngã thì cũng bị xem như là thua. Và các bạn này cũng bị loại ra khỏi trò chơi.

  4. Chào cả nhà, cái này tui có copy bên chỗ thủ thuật trò chơi nhé, có hướng dẫn các cách chơi này khá chuẩn luôn kaka

    Phần 1
    Chuẩn bị trước khi chơi
    Người chơi

    Trốn tìm là một trò chơi tập thể, số lượng người trên nên từ 5 – 10 người chơi, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Không nên chơi với số lượng người chơi quá lớn vì có thể làm thời gian tìm kiếm khi chơi kéo dài, khó kiểm soát. Những người chơi nên là những người đã quen, biết mặt, biết tên nhau để trò chơi diễn ra thuận lợi.
    Không gian chơi

    Trò chơi dân gian trốn tìm có thể chơi ở mọi địa điểm, không kể là sân bãi rộng rãi hay trong nhà nhỏ hẹp. Mọi không gian đều có thể vận dụng để chơi trò chơi trốn tìm. Đặc biệt, các không gian rộng, càng nhiều các góc, các chỗ núp, chỗ khuất lại càng phù hợp.

    Tuy nhiên, trước khi chơi, người chơi cũng cần cùng thỏa thuận với nhau phạm vi nơi trốn tìm. Nếu ai trốn ở ngoài phạm vi đã thỏa thuận thì người phải đi tìm sẽ không đi tìm ra, gây khó khăn cho trò chơi.
    Phần 2
    Cách chơi trò chơi Trốn tìm

    – Để bắt đầu trò chơi, cả nhóm người chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì để tìm ra người thua cuộc. Người thua cuộc sẽ đóng vai là người đi tìm.

    – Người đi tìm úp mặt vào tường ( cây, cột điện…) sao cho không thể nhìn thấy những người xung quanh, rồi bắt đầu đếm : “5 … 10 … 15 … 20 … 25 … 30 … 35 “ cho đến “… 95 …100”. Mỗi nhịp cách nhau từ 1- 2 s. Trong thời gian người đi tìm đếm, những người chơi còn lại sẽ đi tìm chỗ trốn.

    – Sau khi hô đến 100, người đi tìm mở mắt và bắt đầu tìm những người chơi còn lại. Một người chơi bị coi là bị tìm ra nếu bị nhìn thấy và gọi đúng tên.

    – Nếu người đi tìm đã tìm đủ những thành viên thì trò chơi kết thúc. Những người chơi còn lại phải oẳn tù tì với nhau để xác định người đi tìm mới và bắt đầu ván chơi mới.

    – Nếu chỉ còn 1, 2 người chơi không thể tìm ra được, người đi tìm có thể hô “ Chịu”. Khi đó, những người chơi đang trốn có thể ra khỏi chỗ trốn. Người đi tìm sẽ phải bịt mắt và đi tìm lần nữa ở cuộc chơi sau.

    Ngoài ra, có một biến thể khác của Trò chơi trốn tìm, đó là người chơi ẩn nấp có thể vẫn ẩn nấp hoặc họ có thể chạy đua đến vị trí úp mặt ban đầu của người đi tìm. Một khi họ chạm tay vào vị trí, họ sẽ được “an toàn” và không thể bị bắt nữa.

  5. Trời ơi…. Một trời tuổi thơ luôn 😀 quá hay. Cảm ơn ad đã chia sẻ bài viết này, đọc về mà nhớ các kỷ niệm lắm luôn ạ

    1. Các trò chơi này cũng là một tuổi thơ của ADMIN mà 🙂
      Mà hồi đó ad thích nhất vào bổi tối chơi trốn tìm nó mới phê kaka
      Hơn nữa thích chơi thả diều, mà hiện tại các trò này thấy trò thả diều được các bạn hay chơi nhất nhỉ? Nhưng mà trên thực tế lại không như hồi xưa là làm diều để thả mà toàn là mua diều có sẵn không.
      Hồi xưa nhớ ad xé giấy tập để làm diều bằng hồ kaka

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button