Kon Tum tổ chức Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, đưa Quốc bảo đến người dùng
Phiên chợ Sâm Ngọc Linh lần thứ hai có 50 gian hàng trưng bày sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan đến sâm Ngọc Linh và các dược liệu.
Tiếp nối thành công từ lần thứ nhất, tiếp tục khẳng định giá trị thương hiệu, tối 6/2, Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần 2 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Phiên chợ Sâm Ngọc Linh lần thứ hai có 50 gian hàng trưng bày sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan đến sâm Ngọc Linh và các dược liệu.
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tu Mơ Rông, cho biết thông qua phiên chợ, các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trồng sâm được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi nhằm bàn bạc, mở rộng diện tích phát triển sâm Ngọc Linh cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ngoài ra, người dân, người tiêu dùng khi đến đây sẽ được mua sản phẩm là sâm thật, chất lượng cao để nâng cao sức khỏe. Đây là hoạt động quảng bá, khuyến khích, tiếp tục vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đẩy mạnh quản lý, bảo vệ rừng, giữ rừng để trồng dược liệu dưới tán rừng và gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế-xã hội, đưa đưa đời sống của người dân ngày một tốt hơn.
So với phiên chợ lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2022, phiên chợ lần hai có 10 hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, sản phẩm của cây Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác.
Cụ thể, lần đầu phiên chợ tổ chức “Chương trình chắp cánh ước mơ cho thanh thiếu niên Tu Mơ Rông,” “Hội thảo liên kết về phát triển du lịch huyện Tu Mơ Rông năm 2023,” “Hội thi Sâm Ngọc Linh lần thứ nhất,” “Lễ hội khinh khí cầu bay về đại ngàn.”
Đây là bốn chương trình tập trung khai thác tiềm năng du lịch, khai thác giá trị của quốc bảo Sâm Ngọc Linh để nâng cao đời sống người dân Xơ Đăng cũng như tiếp sức, “truyền lửa” cho thanh thiếu niên vượt khó học tập.
Đặc biệt, để kiểm soát chặt nguồn gốc tại phiên chợ, Ban tổ chức đặt máy kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh để giúp khách hàng yên tâm khi mua sâm củ Ngọc Linh thật.
Ngoài ra, các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia phiên chợ phải có giấy chứng nhận nguồn gốc, vùng trồng rõ ràng, giấy mua bán sâm được địa phương xác nhận.
Huyện cũng thành lập tổ thẩm định sâm và mời lực lượng quản lý thị trường tham gia.
Để sâm Ngọc Linh trong thời gian tới từ Quốc bảo thành quốc kế dân sinh, huyện Tu Mơ Rông sẽ tiếp tục quảng bá, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư, liên kết người dân mở rộng diện tích sâm và dược liệu; đẩy mạnh sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh thành các chế phẩm cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh nhiều hơn và từng bước phổ thông hóa các sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh.
Phiên chợ cũng là nơi để các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, doanh nhân hợp tác xã cùng hiến kế, hoạch định chiến lược để khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch riêng của huyện là “Kết hợp phát triển Sâm Ngọc Linh và du lịch.”
Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần 2 huyện Tu Mơ Rông năm 2023 nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh và 93 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phiên chợ dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 9/2./.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/kon-tum-to-chuc-phien-cho-sam-ngoc-linh-dua-quoc-bao-den-nguoi-dung/844559.vnp
Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013
Bác sĩ Võ Thị Hồng Ngọc là một bác sĩ y học cổ truyền có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Bà tốt nghiệp trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (UMP) với chuyên ngành Bác sĩ Y Học Cổ Truyền.
Bác sĩ Ngọc là một người đam mê nghiên cứu lĩnh vực đông y, sức khỏe, cây thuốc, thuốc bắc, thảo dược, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, và cơ xương khớp. Bà có kiến thức sâu rộng về các phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền, bao gồm châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, sử dụng thuốc bắc,… Bà cũng am hiểu về các loại cây thuốc, thuốc bắc, và thảo dược có tác dụng chữa bệnh.