Du Lịch

Top 9+ Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Ở Quy Nhơn, Bình Định

Bạn đang có dự định đi du lịch ở Quy Nhơn, Bình Định? Bạn đang muốn tìm hiểu bỏ túi một số các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Quy Nhơn?…. Nếu đây là những gì bạn muốn thì bài viết này chắc chắc sẽ có những điều bạn cần. Cung check list các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Quy Nhơn, Bình Định qua bài viết sau đây.

Thành phố Quy Nhơn tọa lạc ven biển và là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Định. Quy  Nhơn cũng là một trong các thành phố lớn ven biển miền Trung Việt Nam. Theo dòng lịch sử trước đây thì Quy Nhơn từng là đất của người Champa vậy nên xung quanh và trong thành phố có nhiều các di thích Chăm vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Vậy đến với Quy Nhơn du lịch chúng ta đừng nên bỏ qua các địa điể sau:

Núi Vũng Chua

Núi Vũng Chua Nơi mà bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Quy Nhơn xinh đẹp từ trên cao, hay thi vị hơn là đón bình minh buổi sớm, ngắm hoàng hôn lúc chiều tà. Độ cao núi Vũng Chua vào khoảng 600 mét so với mực nước biển. Nơi đây nằm ngay cạnh thành phố Quy Nhơn nên nó còn được ví như “cao nguyên giữa thành phố biển”.

Núi Vũng Chua Bình Định
Núi Vũng Chua Bình Định

Để đến được núi Vũng Chua Quy Nhơn có hai cách

+ Bạn có thể chọn địa điểm xuất phát từ trong trung tâm thành phố. Từ đây, bạn sẽ đi về hướng quốc lộ 1D, di chuyển dọc theo đường quốc lộ sẽ qua khu du lịch Ghềnh Ráng. Khi tới điểm giao với đường rẽ sang Quy Hòa, bạn để ý bên tay phải sẽ có một con đường được trải bê tông dẫn lên núi. Con đường này sẽ dẫn bạn tới khu du lịch suối Tiên. Nhưng nếu bạn men theo con đường dốc phía bên tay trái bạn sẽ lên được đỉnh Vũng Chua.

+ Cách thứ hai dành cho những người thích trải nghiệm. Bạn hãy gửi xe ở dưới chân núi. Sau đó, bạn đi bộ men theo con đường mòn nhỏ quanh co hướng lên núi. Bầu không khi trên đường đi vô cùng trong lành. Bạn có thể thong dong ngắm cảnh mây trời. Cũng có thể coi đây là một buổi luyện sự dẻo dai. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không đủ tự tin, sức khỏe thì nên đi xe lên núi. Vì ở đây hiếm có xe qua lại nên khi đã thấm mệt bạn không thể đi nhờ ai được đâu.

Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử

Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử được xây dựng tại Ghềnh Ráng (Quy Hòa, Quy Nhơn), nơi có kiến trúc tuyệt mỹ của tạo hóa, nằm ở phía Nam thành phố Quy Nhơn. Quy Hòa, ba bề là núi, ôm chặt thung lũng xanh, hình nửa vầng trăng; một bề là biển xanh sóng trắng, vỗ âm điệu đại dương, cho những rặng liễu trăm tuổi, hát giọng trầm hoang dã, khiến những ai nặng lòng tục lụy đến đây, cũng được thanh thoát lên tiên.

Nơi Hàn Mặc Tử đang yên nghỉ có tên là đồi Thi Nhân, do anh em văn nghệ sĩ Quy Nhơn đặt cho từ năm 1985. Dốc lên mộ ở đồi Thi Nhân mang tên Mộng Cầm, không biết do ai đặt mà hiện nay đã trở nên quen thuộc. Ngôi mộ dù không gì đặc biệt, chỉ vài thước vuông, nhưng được ốp bằng đá mài sáng loáng, trên đầu mộ là tượng Đức Mẹ Maria hiền từ nhìn xuống. Từ đồi Thi Nhân, lần bước xuống chân đồi, du khách có thể ngắm nhìn mặt biển xanh ngắt rì rào sóng vỗ.

Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử
Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử

Năm 2001, Công ty công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn đã xây thêm một căn nhà xinh xắn bên cạnh phần mộ để làm nhà lưu niệm. Ở đây trưng bày và lưu giữ rất nhiều các bài thơ ca, tranh ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ. Đến với quần thể du lịch Ghềnh Ráng và khu vực phần mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, du khách sẽ được tận hưởng không khí yên lắng, bình lặng, không gian lãng mạn, trong lành, nhưng cũng gợi lên những nỗi thương tiếc cho một thi nhân vĩ đại của Việt Nam.

Du khách còn có thể nghỉ ngơi trên các khu công viên sinh hoạt văn hóa, tham quan khu bảo tồn sinh vật biển với nhiều loài khác nhau. Ngoài ra, du khách còn được đắm mình trong làn nước biển trong xanh, thỏa thích tắm nắng trên những bãi biển dài, thơ mộng để trút đi những ưu phiền các ngày trong tuần.

Hiện nay, ngày càng có nhiều khách du lịch đến thăm viếng mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, vừa để thưởng thức không gian bình yên, trong lành nơi đây, vừa để tưởng nhớ và chiêm ngưỡng những giá trị văn học mà ông để lại cho nền văn học Việt Nam.

Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 ở Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình. Ông là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người du khách ở thành Đồ Bàn. Ở tuổi 23 ông bị mặc chứng bệnh phong, đến ngày 11/11/1940 thì qua đời khi mới 28 tuổi.

Suối đá Long Mỹ

Ẩn mình giữa ngọn núi Hàm Rồng, Suối Đá Long Mỹ thuộc thôn Long Thành, xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn là một thắng cảnh còn lắm hoang sơ, nhưng cũng lắm mỹ miều trong mắt lữ khách khi đến nơi này.

Cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 18km về phía Tây Nam, dọc theo QL1 hướng đèo Cù Mông, gặp đèn đỏ ngã tư Long Mỹ (dưới chân dốc Ông Phật), rẽ phải đi Long Mỹ. Theo đường bê tông, đi qua khỏi KCN Long Mỹ khoảng 3km, gặp ngã 3 rẽ trái vào Hồ Long Mỹ. Sau đó bạn sẽ lên hồ để vào Suối Đá Long Mỹ.

Suối đá Long Mỹ
Suối đá Long Mỹ

Men theo đường mòn bên trái bờ hồ, đi khoảng 800m là đến hạ lưu dòng suối. Nơi đổ từng dòng nước trong vắt, mát rượi ra hồ. Chắc hẳn bạn cũng phấn khích, muốn trầm mình xuống dòng nước mát này. Dòng suối bắt nguồn từ núi Hàm rồng nên người dân địa phương hay gọi là suối Hàm Rồng. Về sau có thêm tên gọi truyền miệng là Suối Ngang. Gần đây, một số bạn trẻ thập phương đến đây và gọi là Suối Đá, vì đá trên dòng suối được thiên nhiên tạo nên rất đẹp và hùng vĩ.

Bãi tắm Hoàng Hậu (Bãi Trứng)

Bãi tắm Hoàng Hậu, hay còn gọi là Bãi Trứng, là một bãi tắm thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Nơi đây đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước, đồng thời được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp và nổi tiếng nhất ở Quy Nhơn.

Chỉ cần đi thêm khoảng 3km về hướng Đông Nam từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn sẽ đến với một khung cảnh đầy thơ mộng. Đây vốn được xem là nơi tụ họp của những gia đình và du khách từ xa.

Bãi tắm Hoàng Hậu (Bãi Trứng)
Bãi tắm Hoàng Hậu (Bãi Trứng)

Bãi trứng Quy Nhơn là nơi được xem như chốn bồng lai tiên cảnh giữa lòng Quy Nhơn, vào mỗi sáng sớm sương mờ hay những lúc hoàng hôn buông. Nhiều khách tham quan ví von cảnh đẹp ở đây như được tạo hóa sắp đặt một cách đầy ngẫu hứng cho hậu thế được ngắm nhìn nét đẹp độc đáo. Những viên đá to nhỏ với nhiều hình dáng khác nhau, trơn nhẵn như trứng chim khổng lồ được đặt cạnh nhau và chất chồng lên nhau tạo nên một nét đẹp đầy hoang sơ.

Nhà Lưu Niệm Nhà Thơ Hàn Mạc Tử

Đến Quy Hòa, du khách nên ghé thăm nhà lưu niệm nhà thơ Hàn Mặc Tử tài. Năm 1940, Hàn thi sĩ đã trút hơi thở cuối cùng tại đây. Tuy Hàn Mặc Tử không còn nằm ở đây nữa nhưng phòng bệnh nhà thơ nằm điều trị cho đến lúc mất và phần mộ thì vẫn được giữ lại làm nơi lưu niệm. Ở đây trưng bày rất nhiều tranh ảnh, vật dụng và thơ văn của thi sĩ. Trước nhà lưu niệm là dàn hoa giấy rợp bóng, cánh hoa màu hồng đậm điểm xuyết màu trắng nhìn rất đẹp.

Nhà Lưu Niệm Nhà Thơ Hàn Mạc Tử
Nhà Lưu Niệm Nhà Thơ Hàn Mạc Tử

Chùa Lộc Uyển

Chùa tọa lạc tại số 404 đường Nguyễn Thái Học, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chùa được xây dựng vào năm 1961 do các cư sĩ trong khuôn hội Lộc Uyển đảm trách. Năm 1970, Đại đức Thích Nguyên Lợi về trụ trì được vài năm rồi đi nơi khác. Chùa lập Ban Hộ tự để quản lý chùa. Đến năm 1986, Ni sư Thích Nữ Hạnh Nghiêm được Giáo hội cử về trụ trì chùa, đã tổ chức tái thiết ngôi tự viện khang trang như ngày nay.

Chùa Lộc Uyển Bình Định
Chùa Lộc Uyển Bình Định

Trước ngôi chánh điện, chùa đặt pho tượng Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca và các tượng Bồ tát Quan Âm Chuẩn Đề, Bồ tát Địa Tạng, Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả A Nan, Hộ Pháp, Tiêu Diện… Nhà tổ tôn trí tượng Tổ sư Đạt Ma.

Quảng trường trung tâm Quy Nhơn

Quảng trường Quy Nhơn có tên gọi chính thức là Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Quảng trường nằm trong khuôn viên rộng 6.5 ha, ngay trên đại lộ cùng tên Nguyễn Tất Thành. Đây là nơi đầu tiên trên cả nước đặt tượng đài Bác khi còn trẻ và phụ thân của Người – Nguyễn Sinh Sắc.

Điểm nổi bật nhất của quảng trường Quy Nhơn là tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành. Tượng đài được khánh thành và xây dựng vào năm 2017, đúng dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Bác.

Quảng trường trung tâm Quy Nhơn
Quảng trường trung tâm Quy Nhơn

Quảng trường Nguyễn Tất Thành nằm trên đại lộ Nguyễn Tất Thành thuộc TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là một trong ba quảng trường lớn của thành phố biển. Nhờ vị trí giáp biển, quảng trường thành điểm đến thường xuyên của người dân thành phố trong những ngày nắng nóng. Nằm ở trung tâm Quy Nhơn, đây là điểm mốc thuận tiện cho người dân và du khách di chuyển đến các địa điểm tham quan, du lịch tại Bình Định như đảo Kỳ Co, Eo Gió, bãi tắm Hoàng Hậu..

.Với diện tích 6,5 ha, quảng trường Nguyễn Tất Thành còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn của địa phương như bắn pháo hoa mừng năm mới, Festival võ Bình Định… Đồng thời, nơi đây còn được nhiều đơn vị lựa chọn để tổ chức các hoạt động thể thao quy tụ hàng ngàn người.

Chùa Tăng Quang

Chùa tọa lạc ở số 160/1 đường Lê Hồng Phong, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cổng chùa có ghi chữ Tam Giáo Tự với ý nghĩa là chùa thờ cả Phật Nho Lão.

Chùa Tăng Quang
Chùa Tăng Quang

Theo tài liệu Những ngôi chùa tiêu biểu trong tỉnh Bình Định (1999 – 2000) của Lộc Xuyên Đặng Quí Địch thì chùa do bà Ngọc Ý xây dựng cho con trai là Trần Trấp, đạo hiệu là Xương Như tu hành vào năm 1912. Năm 1937, chùa được triều đình Huế ban biển Sắc tứ Tam Giáo Tự. Chùa được đại trùng tu vào những năm 1960.

Trước chùa có cổng gạch ba cửa, trên mày cửa giữa để ba chữ: 三 教 寺 Tam Giáo Tự có nghĩa là chùa theo 3 đạo Nho Phật Lão. Bên trong ngõ, sau vuông sân hẹp là tòa nhà lầu chạy ngang cùng tọa hướng với cổng ngõ. Tòa nhà này dài 8m, rộng 6m, cao 8m, diện tích mặt bằng 48m², diện tích tầng trên 48m², mái điệp ốc, lợp ngói, trên nóc có tượng lưỡng long chầu chữ A.

Chùa Long Khánh

Chùa Long Khánh được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn. Theo nhiều ghi chép cổ được lưu lại trong Đại Nam Nhật Chí thì chùa được khởi công xây dựng vào năm 1807. Chùa Long Khánh Quy Nhơn toạ lạc ở phía tây cửa biển Thị Nại, chính xác là ở Động Cát, thôn Cẩm Thượng, thuộc huyện Tuy Phước. Nay thuộc địa phận hành chính của phường Tuy Lợi, thành phố Quy Nhơn. Chùa được khởi công xây dựng bởi thiền sư Tích Thọ (tên là Nguyễn Trinh Tường) đời thứ 38 của thiền phái Lâm Tế.

Chùa Long Khánh
Chùa Long Khánh

Hiện tại trong chùa đang lưu giữ một quả chuông cổ hay còn được gọi là Khánh Đồng, đúc vào năm năm Gia Long thứ 4 (năm 1805), dùng để khai hiệu lệnh. Chuông có kích thước lần lượt là: dài 75cm x cao 25,5cm.

Phần thượng điện là nơi thờ Quan Âm Chuẩn Đề và Phật Adida. Phần Hậu điện là nơi thờ phụng của Phật Tổ Thích Ca. Còn phần phía sau tổ đình là khu vực để thờ các vị khai phá. Hai dãy phòng phía Đông và Phía Tây là nơi dành cho tăng ni, phật tử nghỉ ngơi.

Chùa Ông Nhiêu

Hơn 1 thế kỷ (từ 1471 – 1611) vùng đất Bình Định là miền biên viễn của Đại Việt, có rất nhiều di tích lịch sử – văn hóa gắn liền với quá trình người Việt định cư lập làng sinh sống và hình thành các đô thị cổ, hầu hết các di tích ấy đã bị chiến tranh và thời gian làm mai một. Rất may, có một di tích xác định sự ra đời đô thị Quy Nhơn hiện còn, đã được xếp hạng và đang hồi sinh: Di tích chùa Ông Nhiêu (tức đền Quan Thánh).

Chùa Ông Nhiêu
Chùa ông nhiêu Bình Định

Chùa Ông Nhiêu thuộc thôn Vĩnh Khánh, tổng Tuy Hà, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn (ngày nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn). Thôn Vĩnh Khánh là một làng cổ lâu đời của thành phố Quy Nhơn. Không có tài liệu nào nói về năm ra đời và quá trình phát triển của thôn Vĩnh Khánh, nhưng di vật còn lại cổ xưa nhất của thôn Vĩnh Khánh là chiếc Khánh của chùa Long Khánh làm năm Kỷ Mùi (1739). Từ thôn Vĩnh Khánh đã thành lập nên làng hai làng Chánh Thành và Cẩm Thượng, cư dân thành phố Quy Nhơn được khởi đầu từ đó.

…….

Còn rất nhiều các địa điểm tham quan du lịch ở Quy Nhơn, Binh Định đang chờ bạn khám phá vào một ngày gần nhất nhé. Bạn hãy bổ sung các địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn khác bằng cách bình luận ngay bên dưới.

✅ Núi Vũng Chua ⭐ Độ cao núi Vũng Chua vào khoảng 600 mét so với mực nước biển
✅ Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử ⭐ Nơi Hàn Mặc Tử đang yên nghỉ có tên là đồi Thi Nhân, do anh em văn nghệ sĩ Quy Nhơn đặt cho từ năm 1985
✅ Suối đá Long Mỹ ⭐ Ẩn mình giữa ngọn núi Hàm Rồng, Suối Đá Long Mỹ thuộc thôn Long Thành, xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn
✅ Bãi tắm Hoàng Hậu (Bãi Trứng) ⭐ Bãi tắm Hoàng Hậu, hay còn gọi là Bãi Trứng, là một bãi tắm thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam
✅ Nhà Lưu Niệm Nhà Thơ Hàn Mạc Tử ⭐ Đến Quy Hòa, du khách nên ghé thăm nhà lưu niệm nhà thơ Hàn Mặc Tử tài. Năm 1940, Hàn thi sĩ đã trút hơi thở cuối cùng tại đây.
✅ Chùa Lộc Uyển ⭐ Chùa tọa lạc tại số 404 đường Nguyễn Thái Học, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
✅ Quảng trường trung tâm Quy Nhơn ⭐ Với diện tích 6,5 ha, quảng trường Nguyễn Tất Thành còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn của địa phương như bắn pháo hoa mừng năm mới, Festival võ Bình Định
✅ Chùa Tăng Quang ⭐ Chùa tọa lạc ở số 160/1 đường Lê Hồng Phong, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
✅ Chùa Long Khánh ⭐ Chùa Long Khánh Quy Nhơn toạ lạc ở phía tây cửa biển Thị Nại, chính xác là ở Động Cát, thôn Cẩm Thượng, thuộc huyện Tuy Phước. Nay thuộc địa phận hành chính của phường Tuy Lợi, thành phố Quy Nhơn. Chùa được khởi công xây dựng bởi thiền sư Tích Thọ (tên là Nguyễn Trinh Tường) đời thứ 38 của thiền phái Lâm Tế
✅ Chùa Ông Nhiêu ⭐ Hơn 1 thế kỷ (từ 1471 – 1611) vùng đất Bình Định là miền biên viễn của Đại Việt

Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013

0/5 - (1894 bình chọn)
Back to top button