Top 4 Sự Cố Thường Gặp Phải Khi Sử Dụng Nồi Cơm Điện Và Cách Khắc Phục
Chúng ta đã không còn xa lạ gì khi nói đến chiếc nồi cơm điện với sự tiện lợi mà nó đem lại cho bữa cơm của mỗi gia đình. Tuy nhiên nếu sử dụng trong một thời gian dài thường gặp những sự cố hư hỏng hoặc nấu cơm không còn được ngon như lúc mới mua về. Thấu hiểu điều đó với bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn một số bệnh thường gặp khi sử dụng nồi cơm điện và cách khắc phục tốt nhất để các bạn tham khảo.
Tổng Hợp Top 4 Sự Cố Thường Gặp Khi Sử Dụng Nồi Cơm Điện Và Cách Khắc Phục
1. Nồi cơm điện không vào điện
Khi gặp phải tình huống trên có thể do dây cắm hỏng, do tiếp xúc kém giữa dây và nồi cơm điện hoặc cầu chì hỏng. Tức là khi bạn cắm điện vào vẫn sáng đèn báo đã cắm nhưng nồi cơm điện không nóng. Lúc này cần kiểm tra công tắc hành trình có 2 tiếp điểm NC và NO xem có vấn đề gì không. Nếu như hai điểm này không tiếp xúc thì điện sẽ không vào nồi.
Cách khắc phục: Ở mỗi chiếc nồi cơm điện sẽ có một bộ phận tiếp nối giữa dây cắm có thể di rời và nồi ở phía dưới đáy nồi. Bộ phận này được thiết kế gắn kèm một cầu chì. Khi cắm dây nên kiểm tra chắc chắn phần tiếp nối này, có thể thử thay một đầu dây nối khác.
Nếu bạn cắm điện mà nồi cơm điện không báo đèn, vì có thể dây cắm bị lỏng dây hoặc bị hỏng. Nếu đã thử các cách mà vẫn không được thì có thể do cầu chì đã bị cháy. Lúc này hãy đưa chiếc nồi của mình đến trung tâm để được bảo hành hoặc địa chỉ sửa chữa uy tín để tiến hành thay thế và khắc phục nhé.
2. Nồi tự động nhảy đèn khi cơm chưa được nấu chín
Đã bật chế độ nấu nhưng sau vài phút thì bị nhảy sang chế độ giữ ấm trong khi gạo vẫn chưa sôi, nếu không để ý đến lúc mở ra sẽ thấy còn sống, không thể dùng được. Đây là tình huống khá nhiều người gặp phải khi sử dụng nồi cơm điện được một thời gian dài.
Nguyên nhân dẫn đến việc này là do Rơle nhiệt của nồi cơm điện bị ngắt quá sớm hoặc đáy nồi do va chạm hay bị ảnh hưởng và làm nó bị cong khiến nhiệt chỉ tiếp xúc có 1 vài chỗ, chưa tiếp xúc đủ. Ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân mâm nhiệt bị bẩn, rơi vãi thức ăn và không được làm vệ sinh sạch sẽ nên dẫn tới lý do cơm bị sống.
Do vậy hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nồi cơm thông minh có chức năng an toàn nếu bạn không nắp chặt nắp nồi trong quá trình nấu thì nồi cũng sẽ không nhận đèn điều đó giúp người dùng cẩn thận và dễ dàng nhận biết được khi có vấn đề xảy ra.
Cách khắc phục đơn giản nhất: Phải vệ sinh sạch sẽ phần mâm nhiệt thường xuyên tránh tình trạng rơi vãi thức ăn. Nếu đã thực hiện cách trên mà vẫn chưa được hãy kiểm tra rơle nhiệt, vì có thể rơle quá cũ nên nồi bị ngắt sớm. Bạn chỉ cần thay rơle mới là nồi cơm điện lại hoạt động bình thường. Còn đối với trường hợp đáy nồi bị cong, thì buộc bạn phải thay lòng nồi khác mới có thể nấu bình thường được.
- Ở HCM, muốn tìm một địa chỉ mua sắm các thiết bị gia đình có khó hay không? Bài viết này sẽ trả lời giúp bạn: Top 5 Địa Chỉ Mua Sắm Các Thiết Bị Gia Đình Tốt Nhất Hồ Chí Minh
3. Nấu cơm có cháy dưới đáy nồi, thậm chí bị khê
Nấu cơm có cháy dưới đáy nồi, thậm chí bị khê đây là sự cố nhiều người gặp phải nhất trong quá trình sử dụng nồi cơm điện đã quá cũ, hoặc sau một thời gian dài sử dụng. Nguyên nhân xảy ra sự cố trên là do lúc làm vệ sinh lòng nồi đã sử dụng những vật liệu cứng, nên đã làm trầy xước đi lớp chống dính của nồi, dẫn đến tình trạng cơm bị bám lại đáy nồi gây ra tình trạng cháy.
Thường những chiếc nồi quá cũ thì nguyên nhân chính là do rơle nhiệt bị ngắt muộn, để chế độ nấu quá lâu nên cơm có cháy hoặc bị khê .
Cách khắc phục: Khi vệ sinh lòng nồi nên sử dụng những miếng rửa mềm để vệ sinh, tránh không nên sử dụng vật sắc nhọn để chà xát lòng nồi, chỉ cần thực hiện tốt cách trên đảm bảo lòng nồi của bạn luôn được bảo vệ một cách an toàn nhất. Đặc biệt đừng quên kiểm tra lại rơle nhiệt và nếu nó bị hỏng thì nên thay rơle mới để nồi hoạt động như bình thường nhé.
4. Khi cắm nguồn điện nhưng đèn báo không sáng
Khi gặp phải tình huống trên điều đầu tiên bạn cần kiểm tra lại 2 đầu phích cắm giữa nguồn điện trực tiếp và phần cắm ở phía dưới đáy nồi cơm điện đã được gắn chắc chắn chưa. Nếu rồi hãy tiếp tục kiểm tra các điểm siết nối của điện có bị đứt, chập cháy, dây dẫn điện có hiện tượng quá tải không?
Nguyên nhân chính của sự cố này thường do nồi cơm điện nhà bạn đã bị hỏng cầu chì nên khi cắm nguồn điện mà đèn không báo sáng,
Cách khắc phục: Nếu khi kiểm tra và thấy cầu chì bị đứt việc bạn cần làm là lần từ nguồn vào có 1 chiếc cầu chì thường được giấu trong 1 ống gen, sau đó bạn chỉ cần bắt cố định vào nồi là được.
Tuy nhiên nếu đã thực hiện các cách trên mà vẫn chưa sửa chữa được sự cố của chiếc nồi cơm điện thì đừng cố gắng nữa hãy đưa chiếc nồi của mình đến trung tâm bảo hành chính hãng gần nhất để được xử lý và thay thế linh kiện mới tránh tình trạng tự mình sửa chữa và làm hư hỏng nặng thêm nhé.
- Website nào chuyên bán các thiết bị cho gia đình? Với bài này sau đây, chắc chắn bạn sẽ hài lòng: Top 5 Website Bán Thiết Bị Gia Đình Được Nhiều Người Lựa Chọn Nhất Hiện Nay
Trên đây là một sự cố thường gặp cơ bản nhất trên các loại nồi cơm điện gia dụng trong quá trình sử dụng. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp nhiều người phần nào tránh được những sự cố không đáng xảy ra nhé.
Xem Thêm Các Bài Viết Cùng Chủ Đề Dịch Vụ – Tổng Họp Khác:
- Top 10 Lòng Nồi Cơm Điện Chống Dính Được Khuyến Cáo Nên Sử Dụng
- Top 4 Loại Nồi Cơm Điện Phổ Biến Trên Thị Trường Và Cách Phân Biệt
- Top 9 Bí Quyết Để Sử Dụng Bảo Quản Nồi Cơm Điện An Toàn Và Lâu Dài
Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013
Vĩnh Nguyễn là cựu sinh viên trường Đại Học Quy Nhơn, chuyên ngành Văn Học – Chuyên chia sẻ thông tin về các lĩnh vực: Công Nghệ, Sức Khỏe, Làm Đẹp, Ẩm Thực, Văn Hóa, Thể Thao, Thời Sự,… Cùng theo dõi Vĩnh với các bài viết mới nhất nhé!